Thông tư mới của Bộ Tài chính thay đổi mức thu phí S/C, C/C

(vasep.com.vn) Từ ngày 15/01/2019, Thông tư 118/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, thay vì quy định cố định mức thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản (mức thu phí) là 700.000 đồng/lần như trước đây, thì mức thu phí từ ngày 15/01/2019 sẽ được tính trên công thức: Mức thu phí = 150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn)

Cụ thể về các mức thu phí, lệ phí khác được thực hiện như sau:

STT

Loại phí, lệ phí

Mức thu

1

Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản

150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn).

Tối đa 700.000 đồng/lần.

2

Lệ phí cấp giấy phép khai thác thuỷ sản:

 

a

Cấp mới

40.000 đồng/lần

b

Gia hạn hoặc cấp lại

20.000 đồng/lần

c

Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép

40.000 đồng/lần

3

Lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài:

 

a

Cấp mới

200 USD/lần

b

Gia hạn hoặc cấp lại

100 USD/lần

c

Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép

200 USD/lần

(1) Đối với tổ chức thu phí:

- Tổ chức quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập: Tổ chức quản lý cảng cá trích 90% số tiền phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản thu được để chi cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách hiện hành.

- Tổ chức quản lý cảng cá là doanh nghiệp: Tiền phí thu được là doanh thu của Tổ chức quản lý cảng cá. Tổ chức quản lý cảng cá được giữ lại 100% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí và phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý cảng cá lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.

(2)  Đối với tổ chức thu lệ phí: Nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Trước đó, ngày 10/5/2018, Bộ Tài chính đã gửi Công văn số 5048/BTC-CST (CV 5048) tới VASEP lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 22/11/2016 (Dự thảo), trong đó Dự thảo có nêu đề xuất mới của Bộ NN&PTNT, đã thay đổi cách tiếp cận mức phí thẩm định xác nhận hải sản khai thác từ cố định “700.000 đ/lần” sang dạng công thức biến đổi “150.000 đ + (số tấn x 20.000 đ/tấn) tối đa không quá 700.000 đ/lần”; và phí thẩm định chứng nhận SP thủy sản XK là “50.000 đ/lần”. 

Ngày 16/8/2018, VASEP đã gửi Công văn số 118/2018/CV-VASEP (CV 118) tới Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) góp ý về mức phí S/C, C/C cho dự thảo Thông tư sửa đổi TT 230/2016/TT-BTC. Đây là vấn đề được rất nhiều DN thủy hải sản quan tâm và trong hơn 1 năm qua, VASEP cũng đã gửi nhiều văn bản tới Bộ Tài chính kiến nghị sớm xem xét ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung để giúp các DN thủy sản không phải nộp các mức phí cao.

Tại CV 118, VASEP và các doanh nghiệp không nhất trí với đề xuất tính phí S/C dựa trên một biến số nữa là số tàu cung cấp nguyên liệu (gồm tàu khai thác hoặc tàu vận chuyển) vì không phù hợp với điều kiện tại Việt Nam là phải thu gom từ nhiều tàu. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội, các Giấy S/C đã cấp thời gian qua cho sản lượng < 10 tấn/giấy là chiếm đa số; một số tiếp theo cho sản lượng từ 11 – 30 tấn/giấy, riêng sản lượng > 31 tấn/giấy là không nhiều – và thường từ 10 – 40 tàu cá/giấy. Với cách tính phí thẩm định cấp S/C dựa trên số tàu thì mức phí phải nộp có khả năng tăng cao và cũng gây khó khăn hơn trong quá trình tính toán mức phí mỗi lần xác nhận cho cả 2 bên. Con số cố định “150.000 đồng” trong công thức theo đề xuất trước đây của Bộ NN&PTNT và Hiệp hội hoàn toàn ủng hộ là mức phù hợp và tạo mức sàn cho công việc thực thi.

Sau khi xem xét trên cơ sở hài hòa, một lần nữa, VASEP đã đề nghị Bộ Tài chính xem xét áp dụng công thức tính với phí thẩm định S/C là: “150.000 đồng + (số tấn hải sản x 15.000 đ/tấn) tối đa không quá 700.000 đ/lần”.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM