Nếu COVID-19 còn kéo dài, Chính phủ tính đến khoan thư sức dân

(vasep.com.vn) Ngày 19/8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về những nội dung chủ yếu của dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách nhà nước 2021, dự thảo kế hoạch tài chính-NSNN 2021-2023, dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc đảm bảo sự thông suốt của nền kinh tế, tránh bị đứt gãy bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Do đó, trước những ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề bởi dịch Covid-19, Chính phủ, các Bộ ngành sẽ tập trung vào các giải pháp, đối sách rõ ràng, hiệu quả, khả thi để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, phục hồi phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, kể cả trong ngắn hạn 2021, trong trung hạn 2021-2025.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ cần thể hiện trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, thống nhất quan điểm nỗ lực hành động để hỗ trợ phục hồi phát triển KT-XH năm nay cũng như năm 2021 và các năm tiếp theo.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cùng các địa phương phải tập trung nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ kịp thời, đủ mạnh đối với người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hiện nay. Giải pháp, đối sách phải chủ động, linh hoạt, phù hợp với trạng thái bình thường mới.

Giả thiết nếu dịch bệnh COVID-19 còn kéo dài thì phải tính đến khoan thư sức dân, tiếp tục thực hiện chính sách giãn, hoãn, miễn giảm các loại thuế phí như thế nào? Đó là câu hỏi được đặt ra tại cuộc họp này. Nhiều chuyên gia đề nghị Chính phủ cân nhắc tới phương án giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để nâng đỡ doanh nghiệp phát triển, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng nội địa, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Thủ tướng lưu ý quan điểm chính sách của chúng ta phải rõ và cùng với đó, phải giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy các chính sách kinh tế mới với các ưu đãi về thuế như doanh nghiệp công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thúc đẩy phát triển các nền tảng trực tuyến như đào tạo từ xa...

Có chính sách khuyến khích tiêu dùng hợp lý thông qua chính sách thuế, phí, kể cả sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện nước, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế xả thải.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), gần 85% DN cho biết, thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, 60% DN thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh, 43% DN phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm, 82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu của họ sẽ sụt giảm. Khảo sát nhanh của Viện Năng suất Việt Nam với gần 200 DN cho thấy, các DN đều gặp phải một số vấn đề chính như: Thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, sản xuất đình trệ, thu hẹp quy mô lao động hay năng suất lao động giảm rõ rệt...

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM