Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Quản lý theo chuỗi là giải pháp kiểm soát chất lượng an toàn thủy sản tối ưu

(vasep.com.vn) Tại hội thảo “Xu hướng quản lý Chất lượng Thủy sản theo chuỗi sản xuất” diễn ra vào ngày 12/6/2013 tại Tp.HCM, đại diện NAFIQAD ghi nhận một phần và tiếp tục đưa ra ý kiến bác bỏ kiến nghị của VASEP, các DN XK thủy sản về thay đổi cách tiếp cận kiểm soát tốt chất lượng ATTP theo chuỗi thay vì kiểm soát chặt khâu thành phẩm, bỏ các quy định mang tính “trừng phạt”...

 

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phát biểu tại hội thảo

Chiều ngày 12/6/2013, VASEP đã tổ chức hội thảo “Xu hướng quản lý Chất lượng Thủy sản theo chuỗi sản xuất”. Tham dự có ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD  - Bộ NN và PTNT); ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ Tư Pháp), ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT); đại diện các đơn vị trực thuộc NAFIQAD, VASEP và DN chế biến XK thủy sản.

Cần thay đổi quản lý chất lượng ATTP theo chuỗi như xu hướng hiện đại trên thế giới!

Trong bài trình bày về “Xu hướng quản lý Chất lượng thủy sản theo hướng tiếp cận chuỗi sản xuất”, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký VASEP đã nêu những nỗ lực, mục tiêu của cả DN và cơ quan thẩm quyền Việt Nam trong việc quản lý, nâng cao chất lượng ATTP thủy sản, mở rộng thị trường.

Nhờ đó, chỉ trong vòng 22 năm (từ năm 1990 – 2012) ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc, tổng sản lượng thủy sản tăng 5,3 lần, kim ngạch XK tăng 29,9 lần. Và trong vòng 13 năm, số lượng các cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản được công nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP đạt quy chuẩn quốc gia tăng 35 lần, toàn bộ nhà máy chế biến thủy sản đều áp dụng quản lý CL, ATTP theo tiêu chuẩn HACCP, nhiều nhà máy có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn, nhiều DN đạt chứng nhận bền vững ASC, BAP, GlobalGAP…

Cho đến nay, NAFIQAD - cơ quan thẩm quyền kiểm tra chất lượng, ATTP hàng nông sản XK cũng đã có hàng trăm cán bộ làm công tác chuyên ngành, giữ vai trò đầu mối phối hợp với 2 Tổng cục và 5 Cục quản lý chuyên ngành và nhiều đơn vị của Bộ NN và PTNT. Đến nay, đã có 61/63 tỉnh/thành phố thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, 27 phòng kiểm nghiệm trong và ngoài ngành có khả năng phân tích các chỉ tiêu có liên quan đến ATTP nông lâm thủy sản, bệnh... Ngoài ra, cũng có 3 chương trình giám sát quốc gia về ATVSTP là: (1) Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, (2) Chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi và (3) Chương trình giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch.

Mặc dù vậy, thống kê 3 năm trở lại đây, Việt Nam vẫn có số cảnh báo cao hơn so với các nước cạnh tranh xung quanh như Thái Lan, Indonesia… và chủ yếu các lô hàng bị cảnh báo do nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản – công đoạn trước chế biến. Vậy thì, vấn đề đặt ra là: việc lấy mẫu kiểm nghiệm theo lô hàng tại khâu XK cuối cùng liệu có hiệu quả như tại Canada hay EU, tại sao tỷ lệ cảnh báo của Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước khác?

Cảnh báo vẫn cao trong khi DN bị đánh mất cơ hội kinh doanh do phải mất thời gian chờ đợi kết quả kiểm nghiệm. Thậm chí, tổng chi phí cho hoạt động tự kiểm và kiểm tra Nhà nước còn làm tăng thêm giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của DN.

Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế và ở nhiều nước như EU, Mỹ, Thái Lan thì việc đánh giá chứng nhận và quản lý điều kiện ATVSTP của cơ sở chế biến XK theo quy định là tiếp cận cơ bản theo Luật định. Việc cấp giấy Chứng nhận ATTP cho lô hàng XK không dựa trên và không phụ thuộc vào việc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng XK, mà nó phụ thuộc vào hiện trạng điều kiện ATVS của cơ sở chế biến đó có đạt không, có thuộc danh sách đủ điều kiện để XK hay không.

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó TTK VASEP trình bày về xu hướng quản lý CL TS theo hướng tiếp cận chuỗi SX

Để kiểm soát tốt hơn chất lượng ATTP thủy sản, ông Nam đã đưa ra 5 đề xuất, đây cũng là những kiến nghị lớn mà VASEP nêu tại các công văn kiến nghị, cuộc họp trước đó với Bộ NN và PTNT về thay đổi nội dung của Thông tư 55 của Bộ. Bài trình bày và 5 kiến nghị này đã được sự đồng tình, đánh giá cao của các đại biểu tham dự:

 (1) Nhà nước cần tăng cường kiểm soát theo chuỗi sản xuất, chú trọng vào các khâu trước chế biến như tàu cá, cơ sở sản xuất giống, chợ cá, cảng cá, vùng nuôi… như xu hướng hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện;

(2) Xây dựng “Chương trình giám sát sản phẩm (Product surveillance program)” với các tiếp cận là lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra theo tần suất thời gian: 3 tháng 1 lần đối với DN đạt loại A, 2 tháng 1 lần với DN đạt loại B… chứ không phải theo tần suất lô hàng như hiện nay.

(3) Không áp dụng mang tính trừng phạt bất hợp lý như buộc DN phải “ngưng XK” nếu có quá 3 lô hàng cùng nhóm sản phẩm trong 6 tháng liên tiếp bị cơ quan thẩm quyền cảnh báo về chất lượng ATTP.

(4) Không lấy mẫu kiểm nghiệm theo lô hàng XK làm điều kiện để cấp chứng thư mà thay bằng kết quả của quá trình kiểm tra điều kiện SX và chương trình thẩm tra sản phẩm.

(5) Đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo thay thế TT55 áp dụng đúng quy định tại Điều 48 của Luật ATTP về việc cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra sẽ phải chịu chi phí cho việc lấy mẫu, kiểm nghiệm và kiểm tra.

Còn nhiều bất cập ở khâu trước chế biến nên Nhà nước phải tăng kiểm khâu thành phẩm!

Không thật đồng tình với những kiến nghị trên, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý Chấ lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho rằng, không phải cho tới bây giờ, Việt Nam vẫn chưa tiếp cận kiểm soát ATTP theo chuỗi. Mà cách đây 20 năm, từ năm 1994 Ủy ban Châu Âu đã yêu cầu Việt Nam phải tiếp cận theo phương pháp này. Vì vậy, Bộ Thủy sản (hiện nay là Bộ NN và PTNT) đã thành lập NAFIQACEN (nay là NAFIQAD) nhằm kiểm tra điều kiện SX của cơ sở làm ra sản phẩm XK kết hợp với việc thẩm tra lô hàng để cấp chứng thư.

Ngoài ra, Luật ATTP quy định rất rõ đối với thực phẩm XK nói chung, thủy sản XK nói riêng ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Việt Nam còn phải phù hợp với yêu cầu của nước NK nghĩa là nước NK yêu cầu làm gì thì cơ quan quản lý nhà nước làm cái đó chứ không làm hơn để cản trở, gây khó khăn cho DN XK.

Và do đó, hiện nay, NAFIQAD chỉ yêu cầu các lô hàng phải có chứng thư XK đối với những thị trường NK có yêu cầu là: 27 nước thành viên EU, Thụy Sỹ, Nauy, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil, Argentina, Nga và Ucraina.

Theo quy định của EU, DN muốn XK sang thị trường này cần đáp ứng 3 điều kiện: (1) phải nằm trong danh sách được phép XK vào nước đó; (2) phải thực hiện các chương trình giám sát tồn dư và (3) phải được cơ quan thẩm quyền nước XK lấy mẫu thẩm tra khi cần thiết. Cơ quan thẩm quyền nước thẩm tra sẽ “thiết kế” phương pháp phù hợp với bối cảnh thực tế của nước đó. Thậm chí năm nào thanh tra EU tới Việt  Nam để kiểm tra cơ quan thẩm quyền Việt Nam và điều kiện SX của DN XK, thậm chí cả chương trình kiểm soát dư lượng; hệ thống kiểm soát, trong đó có chương trình lấy mẫu kiểm tra để làm điều kiện công nhận.

Còn với thị trường Hoa Kỳ, mặc dù nước này không yêu cầu phải có Giấy chứng thư XK (H/C) hoặc nước thẩm quyền phải cấp H/C. Nhưng với các quốc gia yêu cầu cơ quan thẩm quyền phải cấp H/C như EU thì cơ quan thẩm quyền vẫn phải thực hiện cấp. Và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) còn ký thỏa thuận với NOAA (Bộ Thương mại Mỹ) để cùng thực hiện chương trình SIP (Seafood Inspection Program) cho các DN muốn có chứng thư XK sang EU. Theo đó, DN tham gia vào chương trình buộc phải đăng ký và chịu sự kiểm tra với tần suất tối thiểu 3 tháng 1 lần và chương trình thẩm tra sản phẩm cuối cùng với tần suất 2 tuần 1 lần; tần suất lấy mẫu là 25%. Tất cả chi phí đều được tính theo giờ. DN NK sản phẩm để phục vụ cho tiêu dùng của người Mỹ thì được hoàn toàn miễn phí.

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Tuy nhiên, thể theo kiến nghị của VASEP, cơ quan soạn thảo, sửa đổi dự thảo thay thế TT55 sẽ phân loại chương trình thẩm tra sản phẩm theo 4 mức giống như mô hình Thái Lan đang áp dụng: mức 3-4 sẽ kiểm tra từng lô hàng; mức 1-2 là mức “ưu đãi đặc biệt” thì DN phải đạt mức xếp loại 1 và 2, cộng thêm điều kiện là trong 3 tháng liên tiếp không có lô hàng nào bị vi phạm. Theo đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu theo xếp loại DN, số sản phẩm DN đó sản xuất, XK, mức độ rủi ro của DN vi phạm do cơ quan thẩm quyền nước đó phát hiện.

Ông Tiệp phân tích thêm, hiện nay, điều kiện, tập quán SX của Việt Nam khác Thái Lan, trong khi chuỗi sản xuất bị cắt khúc, có đến 3 đơn vị trực thuộc Bộ NN và PTNT là: NAFIQAD, Cục Thú Y, Tổng cục Thủy sản được giao quản lý từng khâu, từng mảng. Hiện nay, NAFIQAD đang cố gắng hết sức kiểm soát tốt công đoạn sau thu hoạch. Với khối lượng công việc như vậy, hiện nay, Việt Nam chưa làm được 30% so với Thái Lan. Do đó, cơ quan quản lý phải thực hiện thẩm tra tăng cường công đoạn XK để “tránh đổ vỡ” tại các thị trường NK yêu cầu phải có chứng thư. Và kết quả tổng hợp của Cục cho thấy, thị trường nào được lấy mẫu kiểm nghiệm thì sự cố cảnh báo thấp hơn.

NAFIQAD khẳng định, để tránh tăng chi phí do chờ đợi kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm nghiệm sẽ không yêu cầu lô hàng đủ 70% khối lượng thành phẩm mới được đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP. Khi DN đề nghị, Cơ quan kiểm tra có thể cấp ngay chứng thư, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho DN.

Do việc lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các thị trường đòi hỏi phải có H/C nên theo Khoản 3, Điều 48 của Luật ATTP thì: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm. Nghĩa là, theo ông Tiệp, NAFIQAD thực hiện đúng quy định tại Luật ATTP về thu phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm. Và không có chuyện, cơ quan này thu hàng trăm tỷ đồng từ DN qua hoạt động lấy mẫu!

Bổ sung thêm ý kiến của ông Tiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền nhấn mạnh, Bộ NN và PTNT, Tổng cục Thủy sản đã có nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng ATTP theo chuỗi sản xuất chứ không cần chờ đến khi VASEP kiến nghị. Thậm chí, Bộ còn đưa thành chương trình giám sát thường kỳ không chỉ trong năm 2013 mà còn trong kế hoạch hành động của những năm xa hơn.

Hiện nay, Tổng cục Thủy sản đang thực hiện hết sức quyết liệt như: tập huấn cho các Chi cục thủy sản địa phương cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thực hiện Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Việc kiểm soát con giống, kiểm dịch con giống cũng đã đang được triển khai tốt tại các địa phương thông qua các buổi tập huấn cho cơ quan địa phương, cơ sở nuôi thực hiện Thông tư số 44 và 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010  quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra thâm canh đảm bảo ATVSTP…

Để VASEP và DN không phàn nàn về việc tại sao các lô hàng XK đã được NAFIQAD kiểm nghiệm và cấp chứng thư đạt yêu cầu ATTP nhưng sang đến nước NK vẫn bị cảnh báo, ông Điền cho biết: “chúng tôi đã làm việc với EU, sắp tới sẽ tiếp tục với Hoa Kỳ và Nhật Bản để đề nghị họ lập các phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam. Các lô hàng XK đã được kiểm nghiệm tại đây sẽ không phải kiểm nghiệm ở bên kia nữa, tuyệt đối không được hàng XK đã “bị” kiểm rồi mà vẫn bị trả về!. Chứ không thể để tình trạng cơ quan thẩm quyền Việt Nam đã kiểm rồi nhưng sang bên nước NK vẫn không tin và lại bị kiểm thêm lần nữa. Kết quả là vừa tốn kém tiền bạc, thời gian, ách tắc hàng”.

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

“Tôi không hiểu vì sao DN VASEP lại phản đối quy định tạm ngừng XK khi có quá 3 lô hàng trong 6 tháng bị cảnh báo gay gắt đến thế! Chúng tôi còn nghĩ rằng, đề xuất này đáng lẽ phải từ chính các DN để giữ uy tín, chất lượng, tại sao có con sâu làm rầu nồi canh mà vẫn phải chịu? Vì tôi nghĩ đây là cơ sở khoa học và thực tiễn cho sự phát triển bền vững hàng thủy sản XK”.

Doanh nghiệp cần Nhà nước giúp bằng hành động thay vì các quy định “trừng phạt”!

Phát biểu này tiếp tục làm “nóng” bầu không khí hội thảo, không đồng tình với ý kiến của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nhiều DN liên tục có ý kiến.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP đứng lên thẳng thắn: “Có thưởng, có phạt. Có rất nhiều DN trong nhiều năm, nhiều tháng không có lô hàng nào bị cảnh báo. Vậy, có quy định nào miễn kiểm cho họ không? Có chế tài để trừng trị những “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng ít nhất “nồi canh” đó phải ngon lành đã chứ?. Những DN tốt cơ quan thẩm quyền lấy mẫu kiểm của người ta làm gì?”. Vậy thì, cơ quan quản lý nên giúp DN bằng hành động cụ thể, không nên nghĩ cách “trừng phạt”!

Còn ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX (CAFATEX Corp) cho rằng, VASEP đã có tổng hợp đầy đủ, súc tích giúp các đại biểu là cơ quan quản lý nhà nước, hội viên của mình hiểu được thực tế của vấn đề, phản ánh đúng thực trạng, khó khăn của DN XK. Đó là điều mà trước đây hội viên còn nhiều nghi ngại, nhưng ngày hôm nay, VASEP đã làm được, đó là thành công mà sau này hiệp hội nên áp dụng vào các mảng công việc khác nữa. Các đề xuất mà ông Nam đưa ra trong bài trình bày rất hợp lý vì đó là những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn mà cơ quan nhà nước cần ủng hộ.

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Giải thích của đại diện NAFIQAD và Tổng cục Thủy sản đều chưa thuyết phục, nhất là sự bác bỏ kiến nghị của VASEP đề nghị bỏ quy định “3 lô 6 tháng”. Tại sao khi DN XK sang Mỹ, chẳng may bị nhiễm salmonella hay kháng sinh cấm, các loại vi sinh bình thường đến các loại vi sinh họ coi là gây dịch tả hàng loạt, đáng lẽ họ có thể ra ngay tuyên bố “cấm cửa” với các DN thủy sản Việt Nam nhưng họ đã không làm vậy. Họ vẫn cho DN thêm “cơ hội” là được xuất 5 lô hàng, nếu không có vấn đề sẽ được XK bình thường! Vậy thì tại sao “chúng ta học luật giống nhau mà cách hiểu lại khác nhau, và áp dụng lại khác nhau?”.

Đáng lẽ “chế tài” này phải bồi thường cho DN khi họ bị thiệt hại bởi buộc phải ngừng XK, 1 ngày trôi qua là hàng ngàn người không làm việc và mất bao nhiêu tiền, cơ hội kinh doanh? Vậy thì, ai có quyền đưa ra quy định xử phạt? Và NAFIQAD có quyền phạt không?

Còn ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (THUAN PHUOC Corp) lại cho rằng, ông Tiệp nói rằng, NAFIQAD làm tốt nhiệm vụ được phân công là kiểm soát sau thu hoạch, còn các cơ quan khác như Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y trực thuộc Bộ NN và PTNT được giao giám sát, quản lý khâu trước chế biến cũng phải làm tốt công việc của mình. Nhưng thực tế, việc quản lý trước thu hoạch vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém nên Nhà nước tăng cường kiểm soát khâu cuối cùng là chưa đúng!

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Bởi vì trong Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT, ngày 5/01/2013 của Bộ NN và PTNT quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối đã phân công rõ: NAFIQAD là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm; đồng thời là Cơ quan đầu mối phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm của Bộ NN và PTNT.

Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư Pháp): Sẽ đưa chùm thông tư của Bộ NN và PTNT vào đối tượng kiểm tra chuyên đề!

Trước các lý lẽ của cơ quan thẩm quyền và nhiều bức xúc của DN thủy sản, ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư Pháp) kết luận: “Tôi thấy không khí trao đổi rất hay và sôi nổi khiến tôi thực sự bất ngờ. Sau cuộc họp này, chùm thông tư của Bộ NN và PTNT sẽ trở thành đối tượng kiểm tra chuyên đề của Cục Kiểm tra VBQPPL”.

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP năm 2013

Riêng về kiến nghị tạm ngừng XK đối với DN có quá 3 lô trong 6 tháng bị nước NK cảnh báo, khi áp từ Luật ATTP xuống TT55 của Bộ NN và PTNT, tôi thấy chưa thuyết phục. Hơn nữa, đây là một biện pháp chế tài do Bộ quy định khiến tôi tiếp tục băn khoăn bởi nếu đây là tổ chức công dân có hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào? Thông thường phải tầm nghị định của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm và biện pháp xử phạt. Còn đối với hành vi dân sự kinh tế thì ai có quyền xử phạt và xử phạt ra sao, Cục Kiểm tra VBQPPL sẽ tiếp tục nghiên cứu trước khi ra thông báo chính thức với các bên có liên quan.

Đây không phải là việc sửa TT55 và mà là nghiên cứu trực tiếp thông tư này, nếu bất hợp lý, không hợp pháp thì hủy nội dung “3 lô 6 tháng” đó. Còn nếu cơ quan soạn thảo sửa nhanh có lẽ DN sẽ bớt bức xúc hơn và tốt hơn cả cho việc quản lý. Đồng ý phải quản lý cho chặt, bảo đảm trật tự kỷ cương, uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam nhưng cách thức thế nào thì phải xem xét thêm để cơ quan quản lý làm đúng thẩm quyền, đúng phương pháp!”.


  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM