Sò điệp Đại Tây Dương có thể đối mặt với nguy cơ axit hóa đại dương

(vasep.com.vn) Các điều kiện axit hóa đại dương được dự đoán từ nay đến năm 2100 sẽ làm giảm sự phát triển của sò điệp con ở bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. Công bố dựa trên nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học tại NOAA và Học viện Hàng hải Massachusetts, ở Vịnh Buzzards, Massachusetts.

Nghiên cứu này đánh giá khả năng tích trữ năng lượng của sò biển Đại Tây Dương (Placopecten magellanicus) chưa trưởng thành trong thời gian nhiệt độ giảm tự nhiên, từ 15,6 xuống 5,8 độ C trong hai tháng vào mùa thu. Hai tuần một lần, các cá thể được lấy mẫu để đo lường về hoạt động cho ăn, tốc độ hô hấp và tốc độ bài tiết để có thể tính toán phạm vi tăng trưởng.

Công trình này lần đầu tiên mô tả sự cân bằng năng lượng của sò biển trong điều kiện axit hóa đại dương, một loài có tầm quan trọng về kinh tế. Nên 1 việc quan trọng là tìm hiểu xem tài nguyên biển và nghề cá của chúng ta có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự nóng lên và axit hóa đại dương trong tương lai gần.

Chú thích ảnh

Theo NOAA, nghề đánh bắt sò điệp ở biển Đại Tây Dương là một trong những nghề có giá trị nhất của Mỹ

Theo NOAA, nghề đánh bắt sò điệp ở biển Đại Tây Dương là một trong những nghề có giá trị nhất của Mỹ, tạo ra doanh thu tại cảng trị giá 670 triệu USD năm 2021.

Dwight Gledhill, Phó Giám đốc Chương trình Axit hóa Đại dương của NOAA cho biết, sò biển đại diện cho một nghề đánh bắt cực kỳ quan trọng đối với New England và Trung Đại Tây Dương. "Vì tác động của quá trình axit hóa đại dương có thể khác nhau đáng kể giữa các loài, nên chúng tôi cần tiến hành các nghiên cứu có mục tiêu về sò biển để đánh giá tốt hơn nguy cơ axit hóa đại dương có thể gây ra cho chúng trong những thập kỷ tới.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục