Giá cá tra ĐBSCL đang nhích nhẹ sau gần 2 năm sụt giảm

Giá cá tra ĐBSCL đang nhích nhẹ sau gần 2 năm sụt giảm vì khủng hoảng thừa.

Tại Đồng Tháp - địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất nước – với 1.840 ha/4.968ha, hiện cá tra loại 0,7 - 0,8kg/con đã tăng lên mức 21.800 -22.500 đồng/kg. Riêng cá loại 0,5 - 0,6kg/con tăng lên mức 22.000 - 24.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi đã bắt đầu có lãi sau thời gian dài gần 2 năm chịu đựng thua lỗ vì khủng hoảng thừa.

Được biết vào thời điểm tháng 3.2020, giá cả tra rớt xuống chỉ dao động ở mức 19.500 - 20.000đ/kg, giảm trên 40% so cùng kỳ năm trước. Với giá này, người nuôi lỗ bình quân 600đ/kg cá nguyên liệu.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), có hai nguyên nhân chính làm giá cá tăng trở lại: Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã đẩy mạnh xuất khẩu qua 4 thị trường chính (Trung Quốc và Hồng Kông, Mỹ, ASEAN, EU và một mặt do một số doanh nghiệp đã mở rộng kênh nội địa đến thị trường các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp chế biến cá tra ở tỉnh Đồng Tháp ra Hà Nội ký kết cung ứng sản phẩm cá tra cho các siêu thị, cơ sở cung cấp bữa ăn... Ảnh: Lục Tùng

Doanh nghiệp chế biến cá tra ở tỉnh Đồng Tháp ra Hà Nội ký kết cung ứng sản phẩm cá tra cho các siêu thị, cơ sở cung cấp bữa ăn...

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, lợi thế này sẽ khó có thể bền vững. Bởi bên cạnh bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đang có dấu hiệu trở lại tại nhiều quốc gia... còn có yếu tố sản phẩm này không phải là loại thực phẩm được nhiều lắm người dân trong nước ưa chuộng, chưa kể sản phẩm này phải đối mặt với nhiều sản phẩm thay thế khác hiện có trong nước. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đang gia tăng hàng rào kỹ thuật với nhiều mục đích...

Doanh nghiệp chế biến cá tra ở Đồng Tháp xúc tiến thương mại tại Hà Nội. Ảnh: LT

Doanh nghiệp chế biến cá tra ở Đồng Tháp xúc tiến thương mại tại Hà Nội.

Do vậy, để ngành hàng cá tra phát triển bền vững, theo các chuyên gia rất cần có cuộc tái cấu trúc theo hướng: đưa ngành hàng cá tra vào loại hình kinh doanh có điều kiện.

Đa dạng hóa sản phẩm cá tra. Ảnh: Lục Tùng

Đa dạng hóa sản phẩm cá tra.

Tại đó các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu phải xây dựng được vùng nguyên liệu có qui mô đủ lớn và tập trung để dễ dàng áp dụng các giải pháp kỹ thuật theo các tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng, cũng như để dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra.

(Theo BLĐ)

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục