Việt Nam chi phối nhập khẩu cá tra vào thị trường châu Âu. Hiện tại, không có đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với Việt Nam trên thị trường EU. Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Bangladesh và Trung Quốc là những quốc gia khác xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Liên minh châu Âu, nhưng với khối lượng thấp hơn nhiều.
3. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường cá tra châu Âu
Việt Nam chiếm phần lớn nhập khẩu cá tra của châu Âu. Các nhà cung cấp Việt Nam và các nhà nhập khẩu Châu Âu đã xây dựng được mối quan hệ bền vững và lâu dài với nhau, do đó Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. Lao động Việt Nam có giá cả phải chăng và các nhà máy được thành lập để chế biến cá tra nguyên liệu thành sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn các sản phẩm cá tra, basa được xuất khẩu sang châu Âu dưới dạng philê đông lạnh.
Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại Tự do vào tháng 6/2019. Hiệp định này có hiệu lực vào tháng 8/2020. Theo hiệp định này, khoảng 99% thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ. Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu với mức thuế suất 0%.
Bangladesh
Bangladesh xuất khẩu số lượng nhỏ cá tra sang Liên minh châu Âu. Số lượng ít, nhưng lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Do các vấn đề về chuỗi cung ứng, các nhà xuất khẩu Bangladesh thường không thể bán hàng cho các thị trường khắt khe cao cấp như lĩnh vực bán lẻ, nơi thường phải có chứng nhận về truy xuất nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững. Thay vào đó, cá tra Bangladesh thường nằm ở phân khúc thấp của thị trường dịch vụ ăn uống.
Một lợi thế lớn đối với Bangladesh là quốc gia này được hưởng lợi từ quy chế GSP +, quy chế này cho phép các nhà xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Do đó, cá tra Bangladesh khá cạnh tranh trên thị trường châu Âu về giá cả.
Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia khác xuất khẩu số lượng nhỏ cá tra sang Liên minh châu Âu. Hàng năm, không quá 50-100 tấn cá tra sang châu Âu.
Các công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu
Có nhiều nhà xuất khẩu cá tra trên thế giới. Hầu hết các nhà xuất khẩu cá tra sang châu Âu đều đến từ Việt Nam.
Vĩnh Hoàn
Vĩnh Hoàn là một trong những nhà chế biến và xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Công ty này được thành lập tại Sa Đéc, Đồng Tháp vào năm 1997. Công ty này đang chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, IFS và BRC, và các sản phẩm cá tra được chứng nhận ASC, BAP4 và Global GAP. Đầm nuôi cá tra của Vĩnh Hoàn là một trong những trang trại nuôi cá tra được chứng nhận ASC đầu tiên trên thế giới và được xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á.
Đại Thành
Dai Thanh Seafoods được thành lập năm 2007 và là nhà xuất khẩu quan trọng của Châu Âu. Đại Thành đang chế biến tuân thủ HACCP và IFS, sản phẩm cá tra được chứng nhận ASC và Global GAP.
Sản phẩm cạnh tranh của cá tra
Ở châu Âu, cá tra cạnh tranh với các loài cá trắng khác, chẳng hạn như cá rô phi và cá minh thái Alaska. Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế quan trọng nhất cho cá tra lại khác nhau ở khắp Châu Âu.
Ở các nước như Đức và Ba Lan, cá minh thái Alaska là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra, trong khi ở Vương quốc Anh, người tiêu dùng ưa chuộng các loài cá tuyết và cá hake, thường được sử dụng cho cá và khoai tây chiên truyền thống. Ở các nước Nam Âu, cá hake, cá minh thái Alaska và các loài cá trắng khác cạnh tranh với cá tra. Là một nhà cung cấp cá tra, hãy lưu ý những khác biệt này ở thị trường châu Âu.
Để nổi bật giữa đám đông, hãy nghĩ đến việc hợp tác với nhà nhập khẩu của bạn để nâng cao nhận thức về thị trường. Một ví dụ có thể truyền cảm hứng cho bạn: ở Vương quốc Anh, các chiến dịch thiết lập philê cá tra như một lựa chọn cá thịt trắng cao cấp (thay vì một lựa chọn giảm giá) đã đặc biệt hiệu quả.
4. Giá cá tra trên thị trường Châu Âu
Giá của các sản phẩm cá tra khác nhau tùy theo hình thức sản phẩm. Bảng dưới là một ví dụ về giá các sản phẩm cá tra ở các nước Châu Âu, tháng 10/2020:
Nước
|
Chợ
|
Dạng sản phảm
|
Mô tả sản phẩm
|
Giá (Eur/kg)
|
Hà Lan
|
Albert Heijn
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 675g đông lạnh, có chứng nhận ASC
|
5,41
|
|
Albert Heijn
|
Ướp lạnh
|
Phile cỡ 350g giã đông tự nhiên, có chứng nhận ASC
|
11,40
|
|
Albert Heijn
|
Ướp lạnh
|
Phile cỡ 310g giã đông tẩm gia vị, có chứng nhận ASC
|
14,90
|
|
Albert Heijn
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 250g giã đông tẩm gia vị, có chứng nhận ASC
|
10,76
|
|
Jumbo
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 600g đông lạnh, có chứng nhận ASC
|
5,41
|
|
Jumbo
|
Ướp lạnh
|
Phile cỡ 350g giã đông tự nhiên, có chứng nhận ASC
|
10,40
|
Anh
|
Tesco
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 600g đông lạnh, có chứng nhận ASC
|
7,35 (6,66 bảng)
|
|
Tesco
|
Ướp lạnh
|
Phile cỡ 350g hun khói, có chứng nhận ASC
|
12,36 (11,20 bảng)
|
|
Tesco
|
Ướp lạnh
|
Phile cỡ 265g giã đông tự nhiên, có chứng nhận ASC
|
11,67 (10,57 bảng)
|
Đức
|
Metro
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 900g đông lạnh, có chứng nhận ASC
|
6,92
|
|
Selgros
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 800g đông lạnh, có chứng nhận ASC
|
7,34
|
Tây Ban Nha
|
Eroski
|
Đông lạnh
|
Phile cỡ 800g đông lạnh, có chứng nhận ASC
|
5,36
|
Phi lê cá tra đã rã đông có giá bán lẻ cao hơn. Cá tra đã rã đông có thể được bán lẻ với giá gấp đôi cá tra đông lạnh.
Trong bảng phân tích nêu trên, giá bán lẻ cho 1 kg cá tra philê đông lạnh là €5,38, bao gồm 9% VAT. Không bao gồm VAT, giá bán lẻ sẽ là €4,94.
Tỷ suất lợi nhuận cho nhà bán lẻ là khoảng 45-55%. Đối với nhà nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận khoảng 10-15%. Giá xuất xưởng sẽ vào khoảng €3,19.
Vận chuyển từ các nước thứ ba đến châu Âu khoảng €0,15-0,20 cho mỗi kg cá tra đông lạnh. Để tạo ra 1 kg cá tra phi lê, cần khoảng 2,22 kg cá tra nguyên con. Đối với các nhà chế biến, tỷ suất lợi nhuận là khoảng 50%. Giá xuất xưởng (nước thứ ba) cho cá tra vào khoảng € 2,60.
Phần 1: Cá tra phải tuân thủ những yêu cầu gì để được phép vào thị trường Châu Âu?
Phần 2: Bạn có thể đưa cá tra vào thị trường Châu Âu thông qua những kênh nào?