Ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Đồng thời, năm 2020, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2020).

TS. Hồ Quốc Lực

Khi tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến, kể cả trong vùng quảng canh, những năm gần đây, do thời vụ các địa phương không như nhau, nguồn cung tôm nguyên liệu đều đặn hơn cho các cơ sở chế biến. Tuy nhiên vẫn có giai đoạn cao điểm, tập trung từ tháng 5 tới tháng 10.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Ngày cuối hạn cách ly xã hội hiệp hai, trên đường tôi thấy nhiều quán cà phê lớn đang rửa sân, dọn bàn... Quán bia cũng mở rộng cửa như là lời thông báo... dù bên trong còn yên ắng.

TS. Hồ Quốc Lực

Hai tiếng “nguy cơ” lúc này khá thịnh hành. Song song đó là cụm từ “tìm cơ trong nguy”. Từ điển định nghĩa: Nguy cơ là tình thế có thể gây ra những biến cố lớn rất tai hại. Đây không phải từ đôi, nhưng cha ông ta đã khéo xài từ, chẻ đôi nguy cơ để ra một khái niệm mới rất hay, nhiều vị từ cao tới thấp đang nhắc đến, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nỗ lực trong cái nguy nan do Covid-19 đang gây ra, vừa phòng chống nhưng cũng luôn chú ý tìm cơ hội để vươn lên mạnh mẽ sau khi Covid-19 tan đi. Trong nguy nan tìm cơ hội! Nội dung này cũng có chút phảng phất, liên quan cụm từ Cái khó ló cái khôn. Có lẽ đây là một quy luật của vạn vật, cha ông ta đúc kết để nhắc nhở thế hệ sau một bài học mang tính triết lý cuộc sống. Doanh nghiệp (DN) chế biến tôm xuất khẩu nơi tôi đang làm việc cũng nhập tâm nội dung này lắm. Nhất là qua hiệu triệu của Thủ tướng TÌM CƠ TRONG NGUY, đội ngũ điều hành ở đây càng quyết tâm hơn!

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Ngay sau khi Thủ tướng cho phép hầu hết các hoạt động thường nhật trở lại, đồng thời Thủ tướng kêu gọi chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để nhanh chóng phục hồi sản xuất trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT đã có ngay những việc làm hết sức thiết thực, đầy ý nghĩa ngay trước khi Thủ tướng họp trực tuyến với cộng đồng doanh nhân cả nước.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Sau hai tuần cách ly xã hội, tôi hồi hộp đợi Chính phủ công bố liệu pháp mới phòng chống Covid cho các địa phương. Buổi chiều Chính phủ họp (ngày 15/4), bản tin tối VTV1 thông tin việc Chính phủ chia các tỉnh thành ra 3 nhóm và kéo dài ít nhất một tuần việc cách ly xã hội cho nhóm nguy cơ lây nhiễm cao. Tỉnh tôi trong nhóm 2.

TS. Hồ Quốc Lực

Năm 2020, virus corona (Covid-19) phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.

TS. Hồ Quốc Lực

Năm 2020, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trải qua trận xâm nhập mặn, đánh giá khốc liệt hơn đợt mặn 4 năm trước. Năm 2016, khoảng tháng 3 mới thấy rõ diễn tiến xâm nhập mặn, lần này ngay đầu tháng 12 năm trước, mặn đã về.

TS. Hồ Quốc Lực

Dạo này trong tôi đang có thay đổi đáng ngạc nhiên. Đáng kể là cứ ngóng tới giờ để coi thời sự VTV1, ngày đủ 3 buổi. Mà xem với sự tập trung, đôi khi như muốn căng thẳng! Hồi hộp nghe diễn biến con corona (Covid-19) đang chạy nhảy và bay xa nữa, bay rất xa khắp năm châu bốn biển, biến hoá hơn Tề Thiên; hung hăng tung đòn chớp nhoáng, đánh té biết bao người, phải vào bệnh viện. Người nào sơ sẩy, bị nặng, cứu chữa không kịp, mạng vong.

TS. Hồ Quốc Lực

Tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon được ưa chuộng. Sản lượng tôm thế giới tăng nhẹ hàng năm, khoảng 5-7%. Nguyên nhân bị ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh và còn tính toán cân đối cung cầu. Sức cầu hiện nay tương ứng sức cung. Sức cầu không tăng mạnh, nguyên nhân do giá tôm còn khá cao so một số thực phẩm khác như cá, thịt; nên chưa thuyết phục tốt người tiêu dùng.

TS. Hồ Quốc Lực

Năm 2020 khởi đầu thập kỷ mới. Có đúng sai không quan trọng, cái quan tâm hơn, coi đây là xuất phát điểm cho những năm 2020, khởi đầu vận hội mới ngành thủy sản.

TS. Hồ Quốc Lực

Ngành thủy sản có hai sản phẩm nuôi chủ lực cần quan tâm là cá tra và tôm.

TS. Hồ Quốc Lực

Quyển lịch 2019 mỏng dần, năm 2019 đã đi tới những ngày cuối trong năm. Ngành thuỷ sản Việt Nam một năm nhìn lại, có kỳ vọng nhưng có cả không như mong muốn.

TS. Hồ Quốc Lực

Bán đảo Sơn Đông đầu đông, trời trong nắng đẹp và nhiệt độ như Đà Lạt cuối năm khiến Hội chợ Thuỷ sản Quốc tế Thanh Đảo khai mạc trong không gian tưng bừng, náo nhiệt. Năm nay, hội chợ này tập trung 3 lĩnh vực: thủy sản chế biến, thiết bị nuôi trồng và thiết bị chế biến... Thời gian diễn ra hội chợ cũng là lúc các tỉnh miền Trung (Việt Nam) đang căng mình chống chọi với cơn bão số 5.

TS. Hồ Quốc Lực

Từ năm 2017, khí thế nuôi tôm lên cao khởi nguồn bởi cảm hứng từ Chính phủ, chốt chỉ tiêu phấn đấu cho xuất khẩu tôm đến năm 2025 và xây dựng chương trình quốc gia phát triển con tôm. “Vua tôm” cho rằng mình có thể đảm đương 20% chỉ tiêu đó. Chục bồ tôm, một anh lo hai bồ, còn cả trăm anh còn lại chỉ lo tám bồ còn lại, chuyện nhỏ! Bởi chuyện nhỏ nên các phương tiện truyền thông hồ hởi tung tin. Cách mình không xa lắm, một quốc gia nuôi tôm nổi tiếng tốt, mấy chục năm chưa bị dịch bệnh lớn, cùng tư tưởng, đưa kế hoạch đạt một triệu tấn tôm nuôi năm 2020, tính ra tăng gấp đôi trong vòng 4-5 năm.

TS. Hồ Quốc Lực



  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM