Chiến lược phát triển ngành thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2030

Ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phát triển thủy sản góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh chủ quyền biển đảo, ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế đất nước.

Cách đây 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản (Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010) và Quy hoạch Tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013) xác định: Phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu đến năm 2020 Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng.

Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,2 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 4,432 triệu tấn, chiếm 54,0% tổng sản lượng thủy sản, sản lượng khai thác là 3,59 triệu tấn, chiếm 46,0% tổng sản lượng thủy sản. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản. Trong giá trị xuất khẩu thủy sản, giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng đạt 5,4 tỷ USD chiếm 62,8%. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2019 gấp 4,9 lần so với năm 2001 (1,76 tỷ USD).

Năm 2019, thủy sản Việt Nam chiếm 6,2% tổng sản lượng thủy sản Châu Á,  4,4% tổng sản lượng và 5,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Nauy). Ngành thủy sản đóng góp khoảng 3,4% GPD toàn quốc và 24,4%  GDP ngành nông nghiệp. Xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp. Thủy sản giải quyết việc làm cho khoảng 3,9 triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tham gia hiệu quả vào công cuộc bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Mục tiêu phát triển thủy sản đến 2020 và kết quả giai đoạn 2010-2019

TT

Các chỉ tiêu

Mục tiêu đến 2020 (QĐ 1690/QĐ-TTg)

Kết quả đạt được

2010

2015

 2016

2017

2018

2019

I

Tổng sản lượng thủy sản (Triệu tấn)

6,5 - 7,0

5,1

6,6

6,9

7,3

7,8

8,2

1

Nuôi trồng thủy sản

4,2 - 4,9

2,7

3,5

3,6

3,9

4,2

4,4

2

Khai thác thủy sản

2,3 - 2,1

2,4

3,1

3,3

3,4

3,6

3,8

 

Cơ cấu (%)

 

 

 

 

 

 

 

1

Nuôi trồng thủy sản

65,0 - 70,0

53,1

53,7

53,0

53,2

53,6

54,0

2

Khai thác thủy sản

35,0 - 30,0

46,9

46,3

47,0

46,8

46,4

46,0

II

Diện tích NTTS

(Triệu ha)

1,20

1,05

1,06

1,07

1,11

1,13

1,14

III

Kim ngạch XKTS 

(tỷ USD)

8,0-9,0

5,0

6,6

7,1

8,3

8,8

8,6

Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, song ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức mới, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi. Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển.

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là việc làm hết sức cần thiết để ngành thuỷ sản Việt Nam tiếp tục phát triển hiệu quả, bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của khối ngành nông lâm ngư nghiệp và kinh tế đất nước.

Trong 10 năm tới, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi thì cũng không ít những khó khăn, thách thức. Những xu hướng của thế giới giai đoạn 2020-2030 sẽ chi phối sự phát triển bền vững của thuỷ sản Việt Nam: Đa dạng đối tượng nuôi trồng; Phát triển nuôi trồng thâm canh, hạn chế mở rộng diện tích; Nuôi trồng thủy sản có chứng nhận ngày càng phổ biến; Nuôi trồng thủy sản sử dụng giống chất lượng cao; Giảm sử dụng, thay thế kháng sinh, bột cá; Thích ứng với biến đổi khí hậu; Áp dụng công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản.

Mục tiêu đến 2030: Kinh tế thủy sản đóng góp 30% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm  25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm  70-75%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỷ USD.

Hiệp hội VASEP với sự đồng hành của các DN thành viên, sự nhất trí cao và nỗ lực của tập thể Lãnh đạo Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 6 và tiếp nối, xác định rõ là một phần quan trọng cùng với Chính phủ, bà con nông-ngư dân và toàn ngành từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đưa kim ngạch XK lên 20 tỷ USD và đạt các chỉ tiêu khác vào năm 2030.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục