Ba vấn đề chính sách nổi bật trong tháng 5/2023

Ngày 1/5/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị ngày 13/4/2023 với Hiệp hội VASEP và HH Gỗ và Lâm sản.

Tại HN, đại diện HH VASEP và các DN thủy sản đã báo cáo và có ý kiến đề xuất giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc của ngành thủy sản, trong bối cảnh SXXK liên tục sụt giảm từ cuối năm 2022 và giảm sâu trong những tháng đầu năm 2023.

Thủ tướng đã yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; tháo gỡ khó khăn cho DN thủy sản liên quan đến quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải ao nuôi thủy sản…thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU của EC.

DN hiệp hội đã phản ánh về thực trang bà con nông ngư dân và DN thiếu vốn, khó tiếp cận vốn để tiếp tục đầu tư vào hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến XK, có thể dẫn đến hệ lụy thiếu nguyên liệu khi thị trường hồi phục. Theo đó, kết luận của Thủ tướng chỉ đạo hệ thống ngân hàng cần hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên - bao gồm thủy sản; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội thúc đẩy sinh kế cho nông - ngư dân.

Đặc biệt, đồng ý với đề xuất của VASEP, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản trong tháng 5/2023. Ngành thủy sản đang chờ đợi gói tín dụng này sớm được triển khai kịp thời cho cộng đồng SX – XK thủy sản.

Ngoài ra, Bộ Tài chính khẩn trương trình cấp có thẩm quyền để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023 (trong đó nghiên cứu kiến nghị của 02 Hiệp hội về giảm thuế giá trị gia tăng).

Cũng trong tháng 5 và tuần cuối tháng 4/2023 các Hiệp hội đã cùng ký và phát hành 1 văn bản đề xuất về Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội và 1 văn bản góp ý dự thảo thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm.

Thứ nhất, văn bản của 8 hiệp hội ngành gỗ, dệt may, da giày, thủy sản, nhựa, điện tử và HH minh bạch ngày 27/4/2023 gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam v.v góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội.

Các HH đã góp ý 7 vấn đề: - Về tỷ lệ đóng và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc (nền đóng);- Về điều kiện hưởng chế độ lương hưu cho người lao động; - Về chế độ thanh toán BHXH 1 lần.;- Về quyền của NLĐ và NSDLĐ.- Về hình thức giải quyết chế độ BHXH.; - Về việc điều chỉnh mức trợ cấp liên quan; .và - Về đánh giá tác động một số quy định.

Tiếp đó, ngày 12/5/2023, 05 Hiệp hội gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hội Lương thực thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội VASEP, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã gửi văn bản tới Bộ Y tế; đồng kính gửi Bộ Công Thương, Bộ NN và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công Nghệ và VCCI Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn về nội dung và cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Góp ý trên tiếp nối công văn góp ý ngày 15/2/2023 của các Hiệp hội ngành hàng thực phẩm, sau đó đã được tiếp thu một số ý kiến tại cuộc họp Thẩm định Dự thảo do Bộ Y tế chủ trì ngày 10/3/2023.

Tuy nhiên, Dự thảo vẫn còn một số nội dung bất cập lớn, chưa phù hợp với các quy định của khu vực và quốc tế, thiếu cơ sở khoa học, chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro và áp dụng thực tiễn, gây tốn kém cho DN, trong khi chưa có đánh giá rõ ràng về lợi ích thu được. Đặc biệt, Dự thảo lần này Ban soạn thảo đã bổ sung thêm một số nội dung mới có phạm vi Điều chỉnh rất lớn nhưng lại vô cùng bất hợp lý, không có trong các bản dự thảo trước đó và chưa được lấy ý kiến của cộng đồng DN.

Chia sẻ:


Lê Hằng
Giám đốc Truyền thông VASEP
Email: lehang@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext.204

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục

  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM