FAO: Thị trường tôm thế giới nửa đầu năm 2021 và dự báo. Cùng với việc các dịch vụ HORECA từng bước mở cửa, nhu cầu NK tôm của EU và Mỹ và một số thị trường phương tây khá tích cực. Tuy nhiên, NK của một số thị trường giảm như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong, Macao, Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand. Nhờ sản lượng ổn định và các cơ sở chế biến XK được cải thiện, Ecuador tăng XK tôm sang các thị trường hiện có và các thị trường mới nổi. Ngành tôm Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với khủng hoảng Covid-19 và toàn chuỗi nguồn cung bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Việt Nam và Indonesia vẫn duy trì XK ổn định nhờ nguồn cung và sản xuất hàng giá trị gia tăng ổn định.
Indonesia: Giá tôm chân trắng nguyên liệu ổn định. Giá tôm ở Tây Java (khu vực sản xuất tôm lớn nhất nước) ổn định ở mức 95.000 IDR/kg và 56.000 IDR/kg với cỡ 30 con/kg và 80 con/kg nhưng giá tôm cỡ 40,60 và 100 con/kg giảm. Tính theo USD, giá tôm đạt 7,12 USD/kg và 7,26 USD/kg với cỡ 30 con, 6,43 và 6,57 USD/kg với cỡ 40 con, 4,84 USD/kg và 4,98 USD/kg với cỡ 60 con, 4,38 USD/kg và 4,52 USD/kg với cỡ 80 con và 3,60 USD/kg và 3,74 USD/kg với cỡ 100 con.
Thái Lan: Giá tôm nguyên liệu tăng vượt giá tôm Ấn Độ, Ecuador trong tuần 47. Tính theo USD, giá tôm đạt 4,96 USD/kg với cỡ 60 con, 4,81 USD/kg với cỡ 70 con và 4,35 USD/kg với cỡ 80 con trong tuần 47. So với các nước sản xuất chính khác, giá tôm cỡ 60 con/kg của Thái Lan đã vượt giá tôm cỡ 50/60 và 60/70 của Ecuador và giá tôm cùng cỡ của bang sản xuất tôm chính của Ấn Độ, Andhra Pradesh. Giá tôm cỡ 60 con của Thái Lan đã tiến gần hơn tới giá tôm chân trắng của Indonesia. Giá tôm Indonesia đã tăng nhẹ lên 4,91 USD/kg khi tính theo USD. Giá tôm Trung Quốc tiếp tục ở trên mức 7,66 USD/kg trong tuần 47.
Mexico: Sản lượng tôm dự kiến đạt 177.000 tấn năm nay, tăng 3,7% so với năm 2020. Mexico có khoảng 900 trại nuôi tôm, 45 trại ương giống và hơn 40 nhà máy chế biến tôm, doanh thu XK đạt hơn 1 tỷ USD mỗi năm.
Tập đoàn PAN hợp tác cùng C.P. Việt Nam phát triển chuỗi giá trị ngành tôm. Hai bên đồng ý hợp tác trong phát triển chuỗi giá trị con tôm, từ con giống đến bàn ăn, nhằm nâng tầm ngành tôm Việt Nam. Hai bên cam kết cùng hỗ trợ Công ty CP Thực phẩm Sao Ta hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả nuôi tôm, mở rộng vùng nuôi tôm, đa dạng hóa sản phẩm đầu ra và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, Tập đoàn PAN và C.P. Việt Nam cũng cam kết hợp tác trong chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến và các ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nói chung và ngành tôm nói riêng.
Mời Quý DN thủy sản tham gia khảo sát về khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid - 19