Mỹ: Các nhà bán lẻ không hạ giá tôm

(vasep.com.vn) Theo Viện Thuỷ sản Quốc gia (NFI), khoảng cách giữa giá buôn và giá bán lẻ tôm là 40%. Giá tại đầm chỉ hơn 4 USD/pao trong khi giá bán lẻ ở mức 9,03 USD/ pao.

Hậu quả là nhu cầu tôm của người tiêu dùng Mỹ sụt giảm, thay vào đó là các loại protein rẻ hơn như ức gà (giá trung bình 4,19 USD/pao) sườn heo (4,56 USD/pao) và thịt bò xay (5,02 USD/pao).

Thị trường thủy sản, đặc biệt là ngành tôm đang trải qua những thách thức liên quan đến việc duy trì tỷ suất lợi nhuận và sản lượng. Các nhà quản lý danh mục trong các siêu thị đang phải đối mặt với áp lực phải ưu tiên bảo toàn lợi nhuận hơn là số lượng, ngay cả những chuỗi bán lẻ hàng đầu trước đây tập trung vào số lượng lớn cũng phải thay đổi cách tiếp cận của họ do áp lực chi phí gia tăng. Sự dịch chuyển này đã gây bức xúc và khiến doanh thu của nhiều chuỗi siêu thị sụt giảm, với tổng lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong nửa đầu năm 2023 giảm cả về lượng và giá trị so với năm trước. Dù giảm giá gần như là một giải pháp duy nhất, nhà bán lẻ vẫn không giảm giá tôm. 

Chú thích ảnh

Khoảng cách giữa giá buôn và giá bán lẻ tôm là 40%, giá tại đầm chỉ hơn 4 USD/pao trong khi giá bán lẻ ở mức 9,03 USD/ pao. 

Không chỉ tôm, nhu cầu thuỷ sản tại Mỹ đang đối mặt với những thách thức khác nhau. Doanh số bán hải sản bảo quản, đông lạnh và ướp lạnh đã giảm lần lượt 3,3%, 4,1% và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong 52 tuần kết thúc vào ngày 21/5. Trong khoảng thời gian này, hải sản bảo quản là mặt hàng duy nhất có giá trị tăng (+2,5%), trong khi doanh số bán hàng thủy sản đông lạnh (-3,6%) và ướp lạnh (-0,4%) lại giảm.

Doanh số bán tôm giảm 5,5% về giá trị và 5,1% về khối lượng so với năm trước. Các mặt hàng thủy sản khác như cá hồi (-8,6%), cá minh thái (-13,6%), cá tuyết (-14,1%), sò điệp (-8,9%) và cá da trơn (-3,7%) cũng bị giảm doanh số.

Biện pháp cho các nhà sản xuất

Hội nghị thượng đỉnh đã thảo luận về những thách thức mà các nhà sản xuất tôm phải đối mặt do nhu cầu trì trệ ở Mỹ. Các nhà sản xuất được khuyên nên thích ứng với trạng thái bình thường mới bằng cách tìm cách giảm chi phí trong khi vẫn duy trì mức sản xuất. Các nhà sản xuất phải cân bằng việc giảm chi phí với tăng năng suất, sản xuất tôm tăng mà tiêu thụ không tăng với mức tương ứng có thể phản tác dụng. 

Một vấn đề nhà sản xuất cần phải xử lý nữa là tỷ lệ tử vong cao trong các vụ nuôi tôm. Các nhà sản xuất cần nghiên cứu cách giảm tỷ lệ nuôi tôm, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. 

Thuỳ Linh (Theo undercurrentnews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục