Doanh thu thủy sản bán lẻ tại Mỹ giảm do lạm phát

( vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Viện cộng hòa quốc tế (IRI) và 210 Analytics, doanh thu bán hàng hải sản tươi sống và đông lạnh tại các cửa hàng tạp hóa của Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 5/2022, nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát xảy ra đối với mặt hàng thủy sản cũng như các mặt hàng khác. Tuy vậy, doanh thu thủy sản có thời hạn bảo quản lâu vẫn tiếp tục tăng.

Doanh thu thủy sản tươi giảm 13,2% về giá trị xuống còn 618 triệu USD (593 triệu EUR), trong khi doanh thu theo khối lượng giảm 22% so với tháng 5/2021. Doanh thu thủy sản đông lạnh giảm còn 643 triệu USD (617 triệu EUR), giảm 5,6% về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng thủy sản duy nhất vẫn đang tăng doanh thu là các mặt hàng có thời hạn bảo quản dài với doanh thu trong tháng là  251,4 triệu USD (241 triệu EUR), tăng 7,8%. Lượng doanh thu của thủy sản đóng gói, hộp tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trung bình của một sản phẩm cá tăng 20% lên 9,65 USD (9,26 EUR)/1 đơn vị. Giá trung bình hải sản đông lạnh tăng 10,8% lên 10,41 USD (10 EUR)/1 đơn vị, trong khi giá thủy sản bảo quản lâu tăng 9,4% lên 2,08 USD (2,00 EUR)/đơn vị. Giá trung bình thủy sản có vỏ tăng 1% lên 8,45 USD (8,11 EUR)/1 đơn vị.

Bà Anne-Marie Roerink (lãnh đạo 210 Anlytics) cho biết, bên cạnh lạm phát, tình trạng thiếu hàng tồn kho và thiếu cung các loại sản phẩm cũng góp phần giảm doanh thu bán hàng. Số lượng trung bình mã mặt hàng được bán trên mỗi cửa hàng giảm 4,6% đối với cá tươi và 8,7% đối với thủy sản có vỏ tươi trong tháng 5.

Chú thích ảnh

Doanh thu các sản phẩm thủy sản có thời hạn bảo quản dài vẫn đang tăng

Các loại thủy sản tươi có doanh thu giảm nhiều nhất bao gồm cua (35,4%), tôm hùm (30,8%), tôm (19,3%), bánh hải sản (14,8%), cá rô phi (14,3%) và salad hải sản (12,8%).

Chiến sự ở Ukraine, chính sách mới của Trung Quốc về phong tỏa nhằm hạn chế  COVID, lạm phát kỷ lục, tình trạng thiếu lao động và những thách thức trong chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục tác động đến doanh thu bán lương thực và thực phẩm tại Mỹ trong những tháng tới.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy  90% người tiêu dùng cho biết họ sẽ tự nấu ăn (74%) hoặc thường xuyên nấu hơn (16%), các nhà cung cấp thủy sản có thể nhắm đến thị trường đó như một phương tiện để thúc đẩy doanh thu bán hàng. Ngoài ra, 13% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ muốn giao lưu trực tiếp với bạn bè và gia đình nhiều hơn, điều này sẽ mang đến cho người bán cơ hội khác để tiếp cận một thị trường đầy hứa hẹn.

Thùy Linh (Theo Seafoodsource)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục