(vasep.com.vn) Hiện nay, ASEAN là thị trường XK cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, EU và Trung Quốc-Hongkong). Tính đến hết tháng 7/2016, giá trị XK cá tra đạt 79,8 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 3 thị trường đơn lẻ lớn nhất là Thái Lan, Singapore và Philippines giá trị XK tăng lần lượt 1,3%; 1,6% và 4,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Cho đến nay, ASEAN vừa là thị trường XK cá tra lớn của Việt Nam nhưng cũng là nguồn cung nguyên liệu thủy sản của các DN Việt Nam như: tôm, mực, bạch tuộc và một số sản phẩm cá biển. Đây cũng là thị trường cạnh tranh ASEAN lớn nhất của Việt Nam tại nhiều thị trường XK lớn của Việt Nam.
Hiện nay, chủ yếu Việt Nam XK cá tra phile đông lạnh và cá tra cắt khúc đông lạnh sang thị trường ASEAN. Trong đó, Thái Lan là thị trường XK đơn lẻ lớn nhất, chiếm đến 35,8% tổng giá trị XK của toàn khối và chiếm 3,1% tổng XK cá tra Việt Nam.
Việt Nam là nguồn cung lớn nhất nhóm cá phile đông lạnh (HS 0304) của Thái Lan, trong đó, sản phẩm cá tra và cá da trơn phile đông lạnh (HS 030462) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cá đông lạnh từ 18-58% tổng giá trị NK. Mặc dù vậy, cho đến nay, sản phẩm cá tra phile đông lạnh cũng vẫn chịu cạnh tranh từ một số sản phẩm cá thịt trắng (trong đó có cá Alaska Pollack) và cá khác như cá hồi, cá ngừ.
Tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập không chỉ về hàng hóa mà còn sẽ còn là những cuộc cạnh tranh về dịch vụ, đầu tư, sự di chuyển của nguồn lao động có ký năng trong khối các nước ASEAN.
Ngoài ra, đối mặt với cạnh tranh là sự di chuyển lao động chất lượng. Lao động có kỹ năng tự do di chuyển có thể dẫn đến chảy máu chất xám. Theo thống kê của Bộ Công Thương, có 20% lao động Việt Nam có kỹ năng chuyên môn, như vậy có nghĩa khi lao động được tự do di chuyển, lao động có kỹ năng của Việt Nam có khả năng đi ra bên ngoài vì được trả lương cao, hoặc hướng tới các DN đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam, hoặc lao động có kỹ năng của nước ngoài sẽ thâm nhập vào các vị trí của Việt Nam.
Để nâng cao thị phần tại ASEAN, các DN XK cá tra nên xác định và có chiến lược vừa phát triển và cạnh tranh để giá trị sản phẩm tăng cao hơn tại thị trường tiềm năng này. Dự báo, quý IV/2016, giá trị XK cá tra sang thị trường này tăng không quá 10% so với cùng kỳ năm 2015.
Sản phẩm thủy sản nhập khẩu của Thái Lan, T1-T5/2016
|
Mã HS
|
Sản phẩm
|
KL (tấn)
|
GT (nghìn USD)
|
T1-T5/2015
|
T1-T5/2016
|
Tăng, giảm (%)
|
T1-T5/2015
|
T1-T5/2016
|
Tăng, giảm (%)
|
|
Tổng thủy sản
|
607.842
|
663.566
|
9,2
|
995.749
|
1.074.360
|
7,9
|
0303
|
Cá nguyên con đông lạnh
|
449.155
|
435.291
|
-3,1
|
594.807
|
611.503
|
2,8
|
0307
|
Nhuyễn thể
|
76.114
|
74.935
|
-1,5
|
138.137
|
149.112
|
7,9
|
0304
|
Cá phile/cắt khúc tươi/ướp lạnh/đông lạnh
|
29.022
|
29.684
|
2,3
|
82.686
|
81.288
|
-1,7
|
0306
|
Giáp xác đông lạnh
|
11.468
|
12.357
|
7,7
|
66.381
|
67.724
|
2,0
|
1604
|
Cá chế biến
|
15.624
|
20.333
|
30,1
|
54.058
|
67.226
|
24,4
|
0302
|
Cá tươi nguyên con
|
20.157
|
83.132
|
312,4
|
38.612
|
70.474
|
82,5
|
1605
|
Giáp xác, nhuyễn thể chế biến
|
4.391
|
5.863
|
33,5
|
13.632
|
19.358
|
42,0
|
0305
|
Cá nướng/hun khói
|
1.414
|
1.301
|
-8,0
|
4.800
|
5.641
|
17,5
|
0301
|
Cá sống
|
341
|
338
|
-1,0
|
1.322
|
1.430
|
8,2
|
0308
|
Thủy sinh khác
|
157
|
332
|
111,4
|
1.314
|
604
|
-54,0
|