Hiệu quả và năng suất sản xuất cá tra so với cá hồi, cá chẽm và cá tráp châu Âu

Trong 20 năm qua (1998-2018) Ngành SXCB&XK cá tra đã có sự phát triển không ngừng và mang được "tầm vóc" quốc tế. XK cá tra gia tăng cả về khối lượng và giá trị, sự đa dạng sản phẩm và thị trường XK. Trong suốt hành trình phát triển ấy có những giai đoạn chúng ta vui mừng vì sự phát triển ngoạn mục về XK, nhưng chúng ta cũng gặp không ít cản trở và nỗi lo cho sự tăng trưởng bền vững của ngành SX mặt hàng này. Năm 2017, sản lượng cá tra Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu tấn

Hiện nay, diện tích nuôi dao động 5.500 ha, trong đó các trang trại hộ gia đình chiếm 49%, các công ty nông nghiệp chiếm 49% và tập thể nông dân 2%.

Sản xuất cá tra

 

 

Sản xuất cá hồi

Và câu hỏi đặt ra là:

1. Tại sao xuất khẩu cá tra vào thị trường EU giảm về cả sản lượng, giá bán và giá trị?

2. Vấn đề liên quan đến các sản phẩm từ cá tra? (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm? 3. Truy xuất nguồn gốc? Sản xuất thiếu thân thiện môi trường? Các chứng nhận chất lượng? TBTs…).

4. Chiến lược xây dựng thương hiệu?

5. Có phải do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với cá tra ở thị trường EU? (nhiều đối thủ và sản phẩm thay thế hơn? hình ảnh bị bôi nhọ và vấn đề truyền thông?...)

6. Năng lực cạnh tranh của DNCBXK cá tra?

Hiệu quả và năng suất là nhân tố quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của DN. Vậy các DNCBXK cá tra hoạt động với hiệu quả và năng suất sản xuất như thế nào? So sánh với các đối thủ?

Mục tiêu

       Ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (TE) của các DNCBXK cá tra Việt Nam

        Ước lượng sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các DNCBXK cá tra Việt Nam

        So sánh chỉ số TE và TFP giữa các DNCBXK cá tra Việt Nam 

        So sánh chỉ số TE và TFP của DNCBXK cá tra Việt Nam với các DNCBXK cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh; và DNCBXK cá chẽm và tráp ở vùng Địa Trung Hải.

Phương pháp

Chỉ số năng suất Malmquist (MI) được sử dụng để đo lường sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của một doanh nghiệp: TFP=MI = EC×TC

- Trong đó EC là sự thay đổi hiệu quả đầu vào; TC là sự thay đổi hiệu quả công nghệ

EC =PEC×SEC

- Trong đó PEC là sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần túy; SEC là sự thay đổi hiệu quả quy mô 

Áp dụng các mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) theo định hướng đầu vào để ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (TE) và sự thay đổi năng suất (TFP) cho mỗi DN.

 

Kết quả chỉ số hiệu quả của các DNCB cá tra

 

Nhìn chung, trung bình các DNCB cá tra đã hoạt động ở mức dưới đường biên sản xuất hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2009–2014 khoảng 67,7% dưới điều kiện CRS và 79,4% dưới giả định VRS, và hiệu quả quy mô đạt 85,5%. Trung bình các doanh nghiệp đã lãng phí nguồn lực 32,3% dưới điều kiện quy mô không đổi và 20,6% với điều kiện quy mô thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cải thiện hiệu quả của họ trung bình khoảng 14,5% để đạt hiệu quả quy mô tối ưu.

  

Những doanh nghiệp có quy mô lớn về doanh số và tài sản vốn (doanh nghiệp số 1, 8 và 20) đạt được hiệu quả hoàn toàn (TEVRS = 1) trong giai đoạn 2009-2014. Hơn một nửa số doanh nghiệp (12 doanh nghiệp) có chỉ số TEVRS thấp hơn mức hiệu quả trung bình trong mẫu nghiên cứu.

  

Kết quả cho thấy các DNCB cá tra xuất khẩu đang lãng phí cao trong việc sử dụng đầu vào của họ. Nguồn lực lãng phí lớn nhất là nguồn vốn nợ dài hạn với 45%/năm. Các doanh nghiệp quy mô lớn (mã số 1, 8 và 20) vẫn là những đơn vị sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản và vốn nợ. Có 9 doanh nghiệp (mã số 3, 4, 5, 6, 12, 14, 15, 16 và 17) sử dụng lãng phí hơn 30% đối với 4 nguồn lực đầu vào đang xem xét. Vì vậy, các doanh nghiệp này nên có những biện pháp quản trị tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn, trong đó đặc biệt chú trọng vốn nợ dài hạn.

  

Hình này so sánh mức sử dụng nguồn lực đầu vào thực tế và dự báo qua từng năm. Nguồn lực lãng phí lớn nhất theo các năm là nguồn vốn nợ dài hạn. Năm 2011 là năm sử dụng nguồn lực tốt nhất so với các năm còn lại.

 

Sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp trong mẫu tăng lên khoảng 14,1%/năm là do sự tăng lên của hiệu quả kỹ thuật (EC) với 8,1%/năm và cải tiến công nghệ (TC) với 5,5%/năm. Nhìn chung, tăng trưởng năng suất trong những năm cuối là nhờ sự cải tiến về mặt công nghệ.

Kết quả cho thấy có 12 doanh nghiệp (chiếm 60%) có năng suất bình quân tăng và có 8 doanh nghiệp (chiếm 40%) có năng suất giảm trong giai đoạn 2009–2014. Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã có cải tiến năng suất lớn. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguồn lực để nâng cao hiệu quả và năng suất hơn nữa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

KẾT LUẬN

  • Hiệu quả sử dụng đầu vào của DNCB cá tra bình quân 67,7% (giả thiết hiệu suất không đổi theo quy mô -CRS) và 79,4% (hiệu suất thay đổi theo quy mô -VRS) à lãng phí nguồn lực 32,3% (điều kiện CRS) và 20,6% (điều kiện VRS).
  • Hiệu quả quy mô SE = 85,5% à Các DN nên cải thiện hiệu quả bình quân khoảng 14,5% để đạt hiệu quả quy mô tối ưu.
  • Hơn một nửa số DNCB cá tra khảo sát có chỉ số hiệu quả thấp hơn mức trung bình của ngành và các DNCB này đang lãng phí cao trong việc sử dụng nguồn lực tài sản và vốn nợ. Nguồn lực lãng phí lớn nhất là vốn nợ dài hạn.
  • Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các DNCB cá tra tăng lên 14,1%/năm: do sự tăng lên của hiệu quả sử dụng đầu vào (EC) với 8,1%/năm và cải tiến công nghệ (TC) với 5,5%/năm. Nhưng, tăng trưởng năng suất trong những năm cuối là nhờ sự cải tiến về mặt công nghệ.
  • Khoảng 60% DN có năng suất bình quân tăng và 40% có năng suất giảm. Đa số DN có quy mô vừa và nhỏ đã có cải tiến năng suất lớn. 
  • Hiệu quả sử dụng đầu vào (TE) và hiệu quả quy mô (SE) của DNCB cá tra thấp hơn so với các DNCB cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh.
  • DNCB cá tra Việt Nam lãng phí nhiều nguồn lực đầu vào hơn so với các DNCB cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh.

DNCB cá tra Việt Nam có tốc độ tăng trưởng năng suất (TFP) cao hơn so với các DNCB cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh, và DNCB cá chẽm/cá tráp châu Âu.   

Bài trình bày của TS. Nguyễn Ngọc Duy - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang tại Hội thảo “Sản xuất và thị trường thủy sản Châu Âu - Phát triển thị trường cá tra trong bối cảnh chiến tranh thương mại” ngày 23/8/2018 trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục