Cá diêu hồng giúp nông dân Lắk tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, người dân huyện Lắk (Đắk Lắk) đã tích cực đa dạng hóa mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt là tận dụng ao hồ để nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Một trong những mô hình nổi bật là nuôi cá diêu hồng, giúp mang lại nguồn thu ổn định và bền vững cho nông dân địa phương.

Chú thích ảnh

Tại xã Buôn Triết – nơi có hồ thủy lợi Buôn Triết rộng lớn – người dân không chỉ khai thác cá tự nhiên như mè, chép, trôi, trắm, mà còn đẩy mạnh nuôi cá lồng bè với các loài có giá trị kinh tế cao. Nổi bật trong số đó là mô hình nuôi cá diêu hồng kết hợp với cá lăng đuôi đỏ của ông Hoàng Văn Hảo (buôn Lăc Rung).

Tận dụng hệ thống lồng bè sẵn có, từ năm 2022 đến nay, mỗi năm ông Hảo thu hoạch từ 4 – 5 tấn cá, trong đó cá diêu hồng chiếm tỷ lệ lớn. Với giá bán dao động từ 40.000 – 60.000 đồng/kg, mô hình mang lại thu nhập đáng kể sau khi trừ chi phí đầu tư. Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, việc nuôi cá diêu hồng trên hồ còn góp phần tận dụng tốt nguồn nước và diện tích mặt hồ nhàn rỗi.

Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Lắk, tính đến năm 2024, toàn huyện có khoảng 1.560 ha diện tích nuôi thủy sản, trong đó 810 ha chuyên nuôi tập trung và 750 ha nuôi trong hồ chứa theo hướng quảng canh cải tiến – giúp tiết kiệm chi phí thức ăn nhờ tận dụng nguồn lợi tự nhiên.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục