Nhu cầu cá ngừ đóng hộp Trung Đông sẽ tăng trong năm 2021

(vasep.com.vn) Theo ông Arnab Sengupta - Cố vấn Khu vực của Công ty Century Pacific tại Philippines, nhu cầu cá ngừ đóng hộp tại Trung Đông trong quý đầu tiên của năm 2021 tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.

Chú thích ảnh

Ông dự đoán nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại khu vực thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, nhưng mức tăng trưởng khiêm tốn hơn, khoảng 3-4%.

Các chuyên gia tư vấn nhấn mạnh một số yếu tố đang làm gia tăng nhu cầu trong khu vực như: cuộc xung đột ở Libya (một thị trường tiêu thụ cá ngừ lớn) chấm dứt, người tiêu dùng tại Ảrập Saudi có ý thức về sức khoẻ hơn, và nhu cầu của người dân Ai Cập với “nguồn protein có giá phải chăng” tăng.

Các thị trường lớn tại Trung Đông cho thấy tiềm năng tiếp tục tăng trưởng.

Thương mại cá ngừ

Ông Sengupta cho biết, Trung Đông đang là một thị trường cá ngừ quan trọng với tổng khối lượng tiêu thụ gần bằng so với lượng bán lẻ tại Mỹ.

Tiêu thụ cá ngừ tại Ảrập Saudi và Hy Lạp đã tăng 20% trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Cũng giống như các thị trường khác, tình trạng mua hoảng loạn các sản phẩm cá ngừ tại các nước Trung Đông xảy ra vào tháng 2 và 3/2020. Bước sang tháng 4, doanh số bán của các công ty địa phương đã ổn định, trong khi thương mại điện tử và các cửa hàng tạp hoá bùng nổ.

Ông Sengupta cho biết: các thị trường lớn nhất như UAE đã có một bước nhảy vọt vào năm ngoái sau tháng Ramadan, tháng ăn chay của người Hồi giáo. Thông thường vào dịp lễ Ramanda, mọi người sẽ đi ra ngoài đến các nhà hàng, để tụ tập với đại gia đình. Nhưng năm ngoái, họ đã phải ở nhà, và không phải lúc nào họ cũng có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống. Điều này thúc đẩy tiêu thụ cá ngừ.

Ngoài ra, thói quen ăn uống của người dân tại UAE đã thay đổi, họ chuyển sang một chế độ ăn khoẻ mạnh hơn, điều này cũng làm tăng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ. Tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ của Philippines tại UAE đã tăng khoảng 20% trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát, một phần là nhờ sức mua của công nhân Philippines tại địa phương tăng.

The ông Sengupta, tại UAE các nhãn hiệu tư nhân đã đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh trong năm qua.

Ông cũng chỉ ra rằng việc Ảrập Saudi tăng thuế giá trị gia tăng từ 5% lên 15% trong tháng 7/2020 đã tác động đến thương mại. Một số nguời tiêu dùng Ảrập Saudi đã chuyển từ các sản phẩm cao cấp và các thương hiệu hàng đầu sang các sản phẩm có giá trị và bao bì cỡ vừa, hoặc nhỏ hơn.

Ai Cập, Libya

Sự phục hồi của nền kinh tế Ai Cập với đồng nội tệ tăng giá so với đồng đô la, cũng đã giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại nước này.

Trong khi đó, sự ổn định tình hình chính trị và nền kinh tế Libya làm tăng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tăng.

Nhu cầu tiêu thụ tại Yemen cũng tăng mạnh, với các lô hàng nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan.

Thách thức

Theo ông Sengupta, thương mại cá ngừ tại Trung Đông đang phải đối mặt với một số thách thức.

Tỷ giá hối đoái biến động đã ảnh hưởng tới khối lượng giao dịch vì các sản phẩm cá ngừ đóng hộp là các sản phẩm nhạy cảm với giá vì các sản phẩm tại Trung Đông là từ nhập khẩu.

Tại UAE, thời gian vận chuyển chậm trễ là một thách thức. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ảrập Saudi chỉ phê duyệt Tờ khai tất cả hoá đơn in sẵn và chỉ sau đó mới cho phép vận chuyển.

Hiện tại các nhà nhập khẩu tại khu vực này chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bền vững của sản phẩm.

Thái Lan vẫn là cung cấp cá ngừ chính tại khu vực Trung Đông này, tiếp đến là Indonesia và Philippines.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục