(vasep.com.vn) Nếu như năm ngoái, xuất khẩu khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản giảm liên tục trong những tháng cuối năm thì năm nay xu hướng tăng trưởng tích cực hơn. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 9 đạt 2,1 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018. Do đó, tổng giá trị trong 9 tháng đầu năm 2019 vẫn tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 21 triệu USD.
Hiện thị trường cá ngừ Nhật Bản cũng đang có chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng NK trong 8 tháng đầu năm 2019, tăng 0,2% về khối lượng và 0,7% về giá trị. Mặc dù cá hồi Đại Tây Dương giá rẻ vẫn đang được ưa chuộng tại thị trường này nên đã tác động đến nhập khẩu cá ngừ tươi sống của Nhật Bản.
Và cá hồi đang dần dần lấy đi thị phần cá ngừ tươi của Nhật Bản. Cùng với đó, các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp nhập khẩu vào Nhật Bản cũng có chiều hướng giảm so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, do thị trường ưa chuộng cá ngừ đông lạnh chất lượng sashimi hơn là cá ngừ tươi do thời hạn sử dụng lâu hơn cá ngừ đông lạnh, nên nhập khẩu loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Nhật Bản vẫn tăng. Hiện loin cá ngừ đông lạnh đang là sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản.
CƠ CẤU SẢN PHẨM CÁ NGỪ NHẬP KHẨU VÀO NHẬT BẢN
|
Sản phẩm
|
Giá trị (nghìn USD)
|
Khối lượng (tấn)
|
T1-8/2018
|
T1-8/2019
|
Tăng giảm (%)
|
T1-8/2018
|
T1-8/2019
|
Tăng giảm (%)
|
Cá ngừ chế biến, đóng hộp mã HS16
|
253.183
|
241.384
|
-4,7
|
43.677
|
42.405
|
-2,9
|
Loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304
|
565.400
|
641.939
|
13,5
|
36.079
|
38.660
|
7,2
|
Cá ngừ tươi sống, đông lạnh mã HS03 (trừ HS0304)
|
667.176
|
613.433
|
-8,1
|
107.984
|
107.091
|
-0,8
|
Tổng cộng
|
1.485.759
|
1.496.756
|
0,7
|
187.740
|
188.156
|
0,2
|
(Nguồn: ITC)
|
Tính đến hết tháng 8/2019, Nhật Bản đang nhập khẩu cá ngừ từ 60 nước trên thế giới, nhưng tại thị trường này Việt Nam hiện đang chiếm một thị phần rất nhỏ (dù nước này đang là 1 trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam).
Tại phân khúc thị trường cá ngừ tươi sống và đông lạnh Nhật Bản, Việt Nam hiện chỉ chiếm thị phần rất nhỏ. Đây cũng không phải nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này. Trong khi đó, nguồn cung loin cá ngừ đông lạnh chính cho thị trường Nhật Bản đến từ Malta, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Còn tại phân khúc cá ngừ chế biến, đóng hộp, các nước Đông Nam Á đang chiếm thị phần áp đảo. Việt Nam đang là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số này. Việt Nam hiện đang xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm loin cá ngừ mắt to hấp đông lạnh, cá ngừ đóng túi làm thức ăn cho vật nuôi… sang thị trường này trong thời gian gần đây.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp đang chiếm gần 61% tổng giá trị xuất khẩu. Và so với cùng kỳ năm trước, nhóm sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp hiện đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
TỐP 5 NGUỒN CUNG CÁ NGỪ CHẾ BIẾN ĐÓNG HỘP (HS1604) CHO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Đơn vị: tấn), T1-8/2019
|
Xuất xứ
|
T1
|
T2
|
T3
|
T4
|
T5
|
T6
|
T7
|
T8
|
T1-8/2019
|
Tăng giảm 2019/ 2018 (%)
|
Tổng cộng
|
4.436
|
4.839
|
4.540
|
5.810
|
5.832
|
5.269
|
6.447
|
5.233
|
42.405
|
-2,9
|
Thái Lan
|
2.485
|
2.454
|
2.376
|
2.976
|
3.222
|
2.770
|
3.918
|
2.780
|
22.981
|
-12,4
|
Philippines
|
724
|
1.339
|
1.021
|
1.432
|
1.174
|
961
|
1.059
|
1.018
|
8.728
|
12,1
|
Indonesia
|
918
|
792
|
879
|
1.181
|
991
|
1.352
|
904
|
1.158
|
8.175
|
9,3
|
Việt Nam
|
80
|
98
|
87
|
146
|
142
|
45
|
352
|
219
|
1.170
|
28,3
|
Trung Quốc
|
187
|
132
|
146
|
47
|
259
|
114
|
188
|
28
|
1.102
|
8,6
|
(Nguồn: ITC)
|