(vasep.com.vn) Tháng 8/2017, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng tốt. Giá trị XK cá ngừ sang đây trong tháng này đạt 12 triệu USD, tăng 52% so cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng giá trị XK trong 8 tháng đầu năm lên 81 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016.
Thăn/philê cá ngừ đông lạnh tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam sang EU tính đến hết tháng 6/2017, chiếm 40% tổng giá trị XK sang thị trường này. Tiếp đến là cá ngừ đóng hộp chiếm 32%. Đáng chú ý, XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Việt Nam đang được đẩy mạnh. Trong khi đó, XK cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang EU tiếp tục giảm so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK cá ngừ của các nước EU trong nửa đầu năm nay cũng đang có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Giá trị NK các sản phẩm cá ngừ của 28 nước EU trong nửa đầu năm nay đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016.
Tây Ban Nha, Italy và Pháp là 3 thị trường NK cá ngừ nhiều nhất trong khối EU trong giai đoạn này. Nhìn chung so với cùng kỳ năm trước, NK cá ngừ của hầu hết các nước trong khối EU đều tăng. Cụ thể, NK cá ngừ của Tây Ban Nha tăng 44%, Italy tăng 15% và của Pháp tăng 18%.
TỐP 9 THỊ TRƯỜNG NK CÁ NGỪ NHIỀU NHẤT TRONG KHỐI EU
|
Nước
|
T1-6/2017
|
T1-6/2017
|
Tăng giảm (%)
|
Tây Ban Nha
|
409.746
|
588.159
|
43,5
|
Italy
|
421.426
|
482.464
|
14,5
|
Pháp
|
266.963
|
315.585
|
18,2
|
Anh
|
237.284
|
240.769
|
1,5
|
Đức
|
154.520
|
172.403
|
11,6
|
Hà Lan
|
100.281
|
152.300
|
51,9
|
Bồ Đào Nha
|
72.858
|
92.449
|
26,9
|
Bỉ
|
51.274
|
58.307
|
13,7
|
Malta
|
34.844
|
36.572
|
5,0
|
Các nước khác
|
208.228
|
228.360
|
9,7
|
Tổng cộng
|
1.957.424
|
2.367.368
|
20,9
|
(Nguồn: ITC)
|
Hiện EU đang NK cá ngừ từ hơn 80 nước trên thế giới. Trong đó, Ecuador, Seychelles, Mauritius, Philippines và Thái Lan là 5 nguồn cung lớn nhất cho thị trường EU. Việt Nam hiện đang là nguồn cung lớn thứ 9 cho thị trường này.
Với lợi thế về thuế quan, Ecuador đang chiếm vị thế áp đảo tại thị trường này, chiếm 16% tổng giá trị NK cá ngừ của các nước EU. ASEAN hiện đang là nguồn cung lớn thứ 2. Tuy nhiên, nếu xét theo từng nguồn cung đơn lẻ, các nước ASEAN đang gặp bất lợi khi phải cạnh tranh với Ecuador và các nước quốc đảo như Seychelles, Mauritius, Ghana, Papua New Guinea… do các nước này đang có lợi thế về mặt thuế quan.