(vasep.com.vn) Cơ hội và thách thức cho cá ngừ tại các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới là một trong các chủ đề tại Hội thảo “Cá ngừ Việt Nam vươn tới tầm cao mới” do Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông Nghiệp), Bộ Công Thương và VASEP phối hợp tổ chức ngày 4/8/2016, trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2016. Chủ đề này được trình bày bởi bà Hồng Vân – đại diện Bộ Công Thương. Bản tin Thương Mại Thủy Sản xin tóm tắt lại những nội dung chính của bài trình bày.
Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
Năm 2015, Việt Nam đã lập kỷ lục thế giới về số lượng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ký kết với các đối tác phương Đông và phương Tây. Chỉ trong năm này, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tương tự với Liên minh kinh tế Á - Âu (VEAEUFTA), Hàn Quốc (VKFTA) và hoàn tất tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mới đây nhất, ngày 2/12/2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết tuyên bố kết thúc đàm phán FTA song phương (EVFTA).
Các FTA này đều là “FTA thế hệ mới” được thể hiện ở sự khác biệt với các FTA truyền thống mà Việt Nam đã tham gia là: phạm vi rộng, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và một phần đầu tư, nó bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ…
Yếu tố quan trọng nhất của 1 FTA đó chính là cắt giảm hay dỡ bỏ thuế quan theo lộ trình. Và để được hưởng mức ưu đãi thuế quan lí tưởng từ một FTA cách duy nhất là hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo quy định riêng của mỗi FTA. Cụ thể, các tiêu chí đối với mặt hàng cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam mã HS03 trong 4 FTA trên đều yêu cầu xuất xứ thuần túy. Còn đối với cá ngừ chế biến đóng hộp mã HS16, theo VKFTA và VEAEUFTA thì ngoài nguồn nguyên liệu từ chương 3 (mã HS03) có thể sử dụng nguyên liệu NK với hàm lượng khu vực ≥40%; theo EVFTA cá ngừ nguyên liệu sử dụng từ chương 3 (mã HS03) và 16 phải có xuất xứ thuần túy; còn theo TPP chuyển đổi mã số HS ở cấp độ chương (CC).
Cam kết thuế quan của các nước đối tác với mặt hàng cá ngừ XK của Việt Nam
CAM KẾT THUẾ QUAN TRONG VKFTA, VN-EAEU VÀ EVFTA
|
Mã số HS
|
Hiệp định VKFTA
|
Hiệp định VN-EAEU
|
Hiệp định EVFTA
|
Thuế MFN
|
Cam kết thuế quan
|
Thuế MFN
|
Cam kết thuế quan
|
Thuế MFN
|
Cam kết thuế quan
|
0301 – 0305 (cá ngừ)
|
- 0301: 10%
- 0302: 20%
- 0303: 10%
- 0304: 0%
- 0305: 0 -20%
|
0301: Ko giảm thuế, giữ MFN
- 0302 – 0305: giảm thuế lộ trình 3-5 năm hoặc giảm một phần
|
- 0301 - 0304: 10 %
- 0305: 5 -20%
|
Toàn bộ về 0%, lộ trình về 0% ngay khi HĐ có hiệu lực hoặc 5 đến 10 năm (2025)
|
- 0301 - 0303: 16- 22%
- 0304- 0305: 11- 20%
|
- 0301 - 0303: về 0% ngay khi HĐ có hiệu lực
- 0304 - 0305: lộ trình 3 hoặc 5 năm
|
1604.14
|
20%
|
Đóng hộp (trong đầu hoặc luộc): ko giảm thuế, giữ MFN
- Loại khác: lộ trình 10 năm
|
15%
|
Cá ngừ đóng hộp, thăn cá: lộ trình 10 năm (2025 về 0%)
- Loại khác: 0% ngay khi HĐ có hiệu lực
|
20%
|
Thăn cá ngừ (phi lê): lộ trình 7 năm
Đóng hộp và loại khác: HNTQ
|
Theo EVFTA, các mặt hàng cá ngừ đóng hộp và chế biến khác, trừ thăn cá ngừ sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan 0% trong 1 hạn ngạch 11.500 tấn, ngoài hạn ngạch này sẽ phải chịu thuế theo quy chế tối huệ quốc (MFN).
Cơ hội
EU, Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Nga… đều là các thị trường XK chính của Việt Nam. Do đó, việc Việt Nam có được FTA với các nước này sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với các đối tác. Việt Nam sẽ thu hút được đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên, có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, và cơ hội đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu. Bên cạnh đó, các DN Việt Nam được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn.
Thách thức
Cùng với các cơ hội, các DN Việt Nam cũng phải đương đầu với các thách thức như: các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ chặt hơn so với các FTA mà Việt Nam đang tham gia; Có nhiều quy định mới và phức tạp; Chất lượng sản phẩm của Việt Nam so với các nước đối tác FTA kém cạnh tranh hơn; Một số sản phẩm xuất khẩu hạn chế về nguồn cung trong nước, vẫn phải sử dụng nguồn cung nhập khẩu; Cạnh tranh với chính sản phẩm của các nước đối tác FTA tại thị trường nội địa; Doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới công nghệ để có thể nhanh chóng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Chi tiết nội dung Hội nghị xem tại đây