Tiêu điểm

(vasep.com.vn) Ngày 22/10/2021, VASEP cùng 12 Hiệp hội, Hội ngành hàng đã gửi Thư tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cảm ơn các tiếp thu và chỉ đạo của Bộ trưởng để hoàn thiện sửa đổi 7 nhóm vấn đề trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường cho 4 nội dung lớn (cấp phép, quan trắc, thủ tục hành chính và trách nhiệm mở rộng) tại cuộc họp với các Hiệp hội sáng ngày 18/10/2021. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn hơn một nửa nội dung bất cập lớn vẫn chưa được Ban Soạn thảo tiếp thu, sửa đổi, bổ sung theo như ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

(vasep.com.vn) Ngày 12/10/2021, 11 Hiệp hội đã gửi thư khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lắng nghe góp ý, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về 6 nội dung bất cập lớn tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (gọi tắt là dự thảo) đang được Bộ Tài nguyên Môi trường gấp rút hoàn thiện trình Chính phủ.

(vasep.com.vn) Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất, ngày 03/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã kí ban hành Chỉ thị 27/CT-TTg về phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống Covid-19.

(vasep.com.vn) Ngày 30/9/2021, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 8228/BYT- MT tới các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó nhấn mạnh, người lao động đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 đã qua 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không cần xét nghiệm, nếu có thì chỉ khuyến khích.

(vasep.com.vn) Ngày 21/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về việc việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

(vasep.com.vn) Ngày 22/9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(vasep.com.vn) Sau khi nhận được nhiều ý kiến quan ngại của một số Hiệp hội, DN về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, ngày 22/9/2021, Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT) đã ra Thông cáo báo chí để làm rõ các nội dung. VASEP và một số Hiệp hội cảm ơn Bộ TNMT đã lắng nghe và tiếp thu một số góp ý để hoàn thiện vào Dự thảo (cập nhật ngày 16/9/2021). Tuy nhiên, theo phản ánh của một số Hiệp hội, vẫn còn một số điểm Bộ TNMT trả lời và giải thích chưa thuyết phục, chưa thỏa đáng.

Bên cạnh nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó cho doanh nghiệp, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường còn khiến cộng đồng doanh nghiệp quan ngại về EPR…

(vasep.com.vn) Gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ” (3TC), DN thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến- XK. Theo tính toán của sơ bộ của các DN sản xuất “3TC”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,..) và quy mô công suất chế biến. Một DN trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3TC” với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất. Đang ngồi trên đống lửa thì lại thêm lo vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến thì các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất cả tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng... Thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt.

(vasep.com.vn) Hôm nay, ngày 9/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP với nhiều nội dung quan trọng và có ý nghĩa nhằm hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh COVID-19.

(vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

(vasep.com.vn) Ngày 30/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng Tổ công tác.

(vasep.com.vn) Ngày 25/8/2021, VASEP đã gửi công văn góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật BVMT). Tại công văn này, VASEP đề nghị lùi thời hạn hiệu lực thi hành của nghị định đến 01/01/2024 và hiệu lực áp dụng trách nhiệm tái chế bao bì sớm nhất là ngày 01/01/2025 vì quá gấp và chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, khoản tiền mà DN phải đóng vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam được gọi là khoản “đóng góp tài chính” cũng không phù hợp.

(vasep.com.vn) Theo kết quả khảo sát của VASEP, cho tới nay, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 (mũi 1) của các DN chế biến, XK thủy sản trung bình là 40-50%. Trong đó, Cà Mau là địa phương có tỷ lệ tiêm nhanh và cao nhất. Hiện nay đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Tp.HCM đóng cửa. 100% DN khảo sát cho rằng, “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để DN duy trì sản xuất và nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu đang hiện tiền trước mắt.

(vasep.com.vn) VASEP cho rằng mục tiêu trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là: sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất vẫn còn chưa đủ và chung chung. Với ngành thuỷ sản, nếu không khôi phục vào tháng 9/2021 thì sẽ có nhiều hậu quả gãy đổ chuỗi, không còn hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn. Do đó, VASEP đề xuất trong mục tiêu cần có thời gian để nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất và không muộn hơn 15/9/2021.



  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM