Hàu và hải sâm tăng cao với hơn 900% về lượng, hơn 2.000% về giá trị

Trong khí xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cá tra giảm mạnh, hàu và hải sâm lại tăng cao cả về lượng và giá trị

 

Người nước ngoài 'mê' hải sản quý của Việt Nam: một mặt hàng ghi nhận tăng hơn 900% về lượng, hơn 2.000% về giá trị - Ảnh 1.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt trị giá 4,15 tỷ USD, giảm 27,1% so với cùng kỳ 2022.

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho hay, thời gian qua, hầu hết nhóm thủy sản chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu tôm, cá tra giảm mạnh 18-40%. Tuy nhiên, trong 22 mặt hàng, một vài mặt hàng xuất khẩu lại tăng đột biến. Theo đó, hàu là hải sản tăng mạnh nhất, đạt hơn 2.700 tấn, trị giá trên 5 triệu USD, tăng 100% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Tiếp đến là hải sâm xuất 73 tấn, tương đương 1,7 triệu USD, tăng 160% về lượng và 40% về giá trị. Chỉ riêng trong tháng 5, xuất khẩu hải sâm đã tăng tới hơn 900% về lượng và hơn 2.000% về giá trị.

Người nước ngoài 'mê' hải sản quý của Việt Nam: một mặt hàng ghi nhận tăng hơn 900% về lượng, hơn 2.000% về giá trị - Ảnh 2.

 

Bên cạnh đó, 5 tháng qua, trong khi các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất sang EU đều giảm so với cùng kỳ thì sản phẩm cá ngừ đóng hộp lại tăng mạnh 71% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng này đang là chủ lực, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của cá ngừ Việt Nam vào EU. Đức và Hà Lan lần lượt là 2 nước dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam trong thời gian qua với tỷ trọng lần lượt là 23% và 26%.

Người nước ngoài 'mê' hải sản quý của Việt Nam: một mặt hàng ghi nhận tăng hơn 900% về lượng, hơn 2.000% về giá trị - Ảnh 3.

Người tiêu dùng quốc tế chuộng các sản phẩm lạ, quý hiếm của Việt Nam như hàu, hải sâm.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thuỷ sản Việt Nam (VASEP), thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam - Mỹ được dự đoán sẽ phục hồi từ nửa cuối năm do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm, nhu cầu phục vụ dịp lễ cuối năm tăng. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang nước này kỳ vọng sẽ tăng 40-50% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tại thị trường EU, tiêu thụ cá tra tiếp tục cải thiện và ổn định. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, dự báo nhu cầu tăng nhẹ từ cuối quý 3.

Ngoài ra, giá cước vận tải đường thủy vẫn đang duy trì ở vùng thấp so với đợt cao điểm mùa dịch COVID-19, và với nguồn cung dồi dào tàu và container trong thời điểm hiện tại cũng giúp việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài gặp nhiều thuận lợi hơn trong nửa cuối năm.

Bảo Ngọc (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục