Thị trường cá ngừ đóng hộp năm 2015 trầm lắng

(vasep.com.vn) Thị trường cá ngừ đóng hộp năm 2015 trầm lắng, dù giá nguyên liệu rơi xuống mức thấp nhấp nhất trong 6 năm qua. Giá nguyên liệu giảm trong năm 2015 ảnh hưởng không đáng kể tới các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, Châu Âu và Australia, cho thấy nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm cá ngừ hộp truyền thống đã bão hòa.

Ngược lại, NK cá ngừ không đóng hộp của Mỹ, bao gồm philê cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến giá trị cao đóng túi tăng. Nhờ giá nguyên liệu hạ, các nhà đóng hộp Châu Âu đã tăng NK thăn cá ngừ hấp chín để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.

Nguồn cung

Trong năm 2015, nhìn chung nguồn cung cá ngừ nguyên liệu vẫn cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại các thị trường. Do đó, các nhà sản xuất cá ngừ đóng gói tại Đông Nam Á, Ecuador và Tây Ấn Độ Dương đã trữ rất nhiều hàng tồn kho. Giá cá ngừ vằn đông lạnh giảm xuống mức kỷ lục đã khiến giá cá ngừ đóng hộp cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong tháng 12/2015, giá cá ngừ vằn đông lạnh sụt giảm xuống dưới 1.000 USD/tấn, thấp hơn so với mức 1.150 USD/tấn năm 2014 và 1.400 USD/tấn năm 2013. Tuy nhiên, NK nguyên liệu vào Thái Lan, Philippine và Trung Quốc vào năm 2015 không tăng so với cùng kỳ năm trước. Sau đó, sản lượng khai thác trong cả quý IV/2015 giảm.

Hoạt động khai thác tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương cũng chậm do thời tiết xấu. Hiệp ước khai thác cá ngừ của Mỹ đã được thỏa thuận xong và đội tàu của Mỹ hiện đã được phép tiếp tục khai thác tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương. Hiện các hoạt động cập cảng tại Thái Lan đã giảm đáng kể và các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp cho biết lượng hàng tồn kho đang ở mức dưới trung bình. Nguồn cung nguyên liệu dự kiến sẽ thắt chặt trong những tháng tới.

Hoạt động khai thác tại khu vực Đông Thái Bình Dương đã trở lại nhưng sản lượng khai thác thấp. Tại Ecuador, lượng nguyên liệu tồn kho thấp và dự kiến sẽ được thắt chặt trong những tháng tới.

Các nguồn cung từ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương khan hiếm đã khiến giá nguyên liệu thô cao tại Châu Âu trong năm nay cao hơn. Hoạt động khai thác tại Ấn Độ Dương đang ở mức trung bình, với sản lượng khai thác chủ yếu là cá ngừ vằn. Các nhà máy đóng hộp đang có lượng nguyên liệu tồn kho ở mức tốt. Lệnh cấm sử dụng thiết bị thu hút cá (FAD) tại khu vực Đại Tây Dương đã kết thúc vào ngày 1/3, nhưng hoạt động khai thác vẫn ở mức dưới trung bình cho đến nay. Các nhà máy sản xuất đồ hộp vẫn giữ nguyên liệu tồn kho ở mức trung bình.

Thị trường cá ngừ tươi và đông lạnh

Mỹ
NK cá ngừ nguyên con/ướp lạnh của Mỹ cao hơn của Nhật Bản trong năm 2015. NK các sản phẩm này của Mỹ cũng tăng 3,7% so với năm 2014. Mỹ NK cá ngừ đông lạnh (nguyên con/ướp lạnh hay philê) trong năm 2015 tăng đáng kể, tăng 24% so với năm 2014, đạt 27.850 tấn. Gần 26.000 tấn phile cá ngừ đông lạnh, chiếm 92% tổng khối lượng NK, với giá NK trung bình ở mức 11,5 USD/kg. Indonesia là nước cung cấp nhiều nhất sản phẩm này cho Mỹ, chiếm 38% thị phần, tiếp đến là Philippines và Thái Lan.

Nhìn chung, Mỹ đã NK 51.000 tấn cá ngừ tươi và đông lạnh để sử dụng dưới dạng không đóng hộp trong năm 2015, nguyên nhân là do nhu cầu của các nhà bán lẻ và các hoạt động kinh doanh ăn uống cao.

Nhật Bản

Xu hướng giảm NK cá ngừ sashimi của Nhật Bản vẫn tiếp tục trong năm 2015. Các nguồn cung cá ngừ qua đường hàng không từ nước ngoài vào thị trường này thấp hơn 20,6% so với năm 2014, một lần nữa cho thấy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ nguyên liệu giảm tại thị trường tiêu thụ cá ngừ sashimi lớn nhất thế giới này. NK cá ngừ vây xanh nguyên con đông lạnh, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng giảm chứng tỏ tiêu thụ sashimi tại Nhật Bản giảm. Hơn nữa, đồng yên yếu khiến giá trị NK cao hơn và cạnh tranh với cá hồi giá rẻ khiến NK cá ngừ giảm. Mặc dù NK giảm, giá cá ngừ vằn vẫn khiến NK loài này cao hơn, tăng 60% so với năm 2014. Cá ngừ vằn được sử dụng chủ yếu để sản xuất katsuobushi (cá ngừ khô/hun khói) và để sản xuất cá ngừ đóng hộp để tiêu thụ nội địa.

NK philê cá ngừ đông lạnh sâu (để ăn sashimi) của Nhật Bản tăng 13% so với năm 2014, với tổng NK đạt 40.355 tấn. Tổng khối lượng NK bao gồm 14.958 tấn philê cá ngừ mắt to, 13.172 tấn philê cá ngừ vây vàng, 12.528 tấn philê cá ngừ vây xanh và 21 tấn philê cá ngừ vây xanh miền nam. Đáng chú ý, tại thị trường cá ngừ philê, thị phần cá thị phần cá ngừ thịt đỏ (cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng) cao hơn trong năm 2015 do nhu cầu ngày càng tăng do giá cả phải chăng và thời gian sử dụng lâu hơn so với cá ngừ vây xanh. Hàn Quốc và Trung Quốc là nhà XK chính cá ngừ thịt đỏ sang thị trường Nhật Bản.

Cá ngừ đóng hộp

Xuất khẩu

Giá cá ngừ giảm và nhu cầu tại các thị trường NK lớn truyền thống thấp,  khiến doanh thu XK tại 5 nước XK nhiều nhất giảm, cụ thể Thái Lan giảm 16,3%, Ecuador giảm 30%, Tây Ban Nha giảm 20%, Trung Quốc giảm 11% và Philippines giảm 31%.

Trong năm qua, khối lượng XK cá ngừ đóng hộp và chế biến của Thái Lan, Ecuador, Trung Quốc và Philippines giảm, mặc dù ít hơn về giá trị. Trong số các nhà XK chính, chỉ có Tây Ban Nha tăng khối lượng XK cá ngừ đóng hộp.

Đối với cá ngừ chế biến mã HS 1604141900, XK của Thái Lan tăng 16,3% trong năm 2015, đạt 175.000 tấn.

Nhập khẩu

Giá cá ngừ đóng hộp và chế biến thấp không làm tăng nhu cầu sản phẩm cá ngừ đóng hộp tại 2 thị trường quan trọng nhất là EU và Mỹ.

Tuy nhiên, các thị trường mới đã tận dụng giá thị trường thấp hơn nên NK tăng tại các thị trường Trung Đông như Ai Cập, Ả Rập Saudi, UAE, Kuwait, Oman và Qatar. Ngoài ra, NK của các nước Châu Mỹ Latinh, như Peru, Chile, Argentina và Brazil cao hơn.

Một phân tích mô hình NK của năm 2015 chỉ ra rằng, nhu đối với cá ngừ đóng hộp thường có thể đạt đến điểm bão hòa tại các thị trường lớn, truyền thống, trong khi các thị trường mới nổi tạo ra cơ hội kinh doanh.

Mỹ
Trong năm 2015, NK cá ngừ đóng hộp và chế biến của Mỹ đạt 206.000 tấn, tương đương 876,8 triệu USD, giảm 14% về khối lượng và 17,5% về giá trị so với năm 2014. Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam và Philippines là 5 nguồn cung lớn nhất cho thị trường Mỹ. NK cá ngừ của Mỹ từ các nguồn cung đều giảm trừ Ecuador, NK từ nước này tăng 14%.

Trong năm 2015, NK thăn cá ngừ chế biến đạt 64.160 tấn, cá ngừ đóng túi đạt 33.065 tấn và cá ngừ đóng hộp đạt 105.000 tấn. So với năm 2014, NK thăn cá ngừ hấp chín và cá ngừ đóng hộp của Mỹ giảm, trong khi đó NK cá ngừ đóng túi, sản phẩm có giá trị cao hơn, tăng. Trung Quốc và Thái Lan là các nguồn cung thăn cá ngừ hấp chính lớn nhất và Thái Lan là nguồn cung cá ngừ đóng túi lớn nhất.

EU
Năm 2015, EU đã NK 485.700 tấn cá ngừ  chế biến sẵn và đóng hộp từ các nước ngoài EU, bao gồm thăn cá ngừ hấp chín với giá trị 2,14 tỷ USD. So với năm 2014, khối lượng NK giảm nhẹ 0,5%, nhưng giá trị NK giảm đáng kể 18,8% do giá nguyên liệu trên thế giới thấp. 5 nước NK cá ngừ nhiều nhất trong khối EU là Tây Ban Nha, Anh, Italy, Pháp và Đức.

So với năm 2014, nhu cầu NK vẫn khá trì trệ dù giá nguyên liệu, đặc biệt là cá ngừ vằn đông lạnh, ở mức thấp. 5 nguồn cung lớn nhất cho thị trường EU ngoài khối EU là Ecuador, Mauritius, Seychelled, Thái Lan và Philippines. Các nguồn cung từ các thị trường này đều giảm, trừ Philippines. Tuy nhiên, NK của EU từ Ghana, Bờ Biển Ngà, Madagascar và QĐ.Solomon tăng.

Nhìn vào tổng NK cá ngừ chế biến sẵn từ các nước ngoài EU, thăn cá ngừ hấp chín chiếm 25%. NK dòng sản phẩm này tăng 13% so với năm trước, đạt 122.000 tấn trong năm 2015, trong đó cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng nấu chín chiếm khoảng 50.000 tấn. Tây Ban Nha vẫn là thị trường NK nhiều nhất thăn cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng hấp chín với mức tăng 23% so với năm 2014, nguyên nhân là do giá cá ngừ nguyên liệu thấp hơn.

Anh tăng NK sản phẩm cá ngừ giá trị cao, đặc biệt từ Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha. So với năm 2014, NK các sản phẩm cá ngừ câu dây và được chứng nhận sinh thái từ Maldives cũng tăng 175%, đạt 520 tấn. Trong khi đó, NK từ Papua New Guines giảm 45% so với cùng kỳ năm 2014.

Tại Pháp, tổng NK cá ngừ chế biến và đóng hộp trong năm 2015 giảm 8% so với năm 2014. Tuy nhiên, NK thăn cá ngừ hấp chín tăng từ mức 8.142 tấn năm 2014 lên 8.679 tấn trong năm 2015.

Trong số các thị trường khác trong EU, NK cá ngừ đóng hộp và chế biến của Italy giảm 13%, Bồ Đào Nha giảm 14%, Hà Lan giảm 15% và Bỉ giảm 14%, nhưng Ban Lan tăng 21%.

Các thị trường khác

Nhìn chung xu hướng NK cá ngừ đóng hộp tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn không ổn định. NK tại Nhật Bản vẫn ổn định ở mức 55.000 tấn, trong khi sản xuất cá ngừ đóng hộp trong nước tăng lên do giá nguyên liệu mềm và NK nguyên liệu tăng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục