Quy định dán nhãn an toàn cá heo của Mỹ đối với các sản phẩm cá ngừ

(vasep.com.vn) Do sự liên kết giữa cá ngừ và cá heo chỉ được tìm thấy tại khu vực Đông Nhiệt Đới Thái Bình Dương (ETP), và các tàu lưới vây, việc hỗ trợ, bảo vệ nguồn lợi cá heo đã trở thành ưu tiên đối với Mỹ. Kết quả là Đạo luật Bảo vệ Thông tin cho người tiêu dùng về Bảo vệ Cá heo (DPCIA) đã được ra đời vào năm 1990. Một trong những nhiệm vụ của luật này là xây dựng 1 chương trình truy xuất cá ngừ quốc gia.

Năm 1999, Mỹ đã thỏa thuận tham gia vào Chương trình Bảo tồn Cá heo Quốc tế (AIDCP). Ngoài các yêu cầu khác, AIDCP đã ủy quyền thành lập 1 chương trình truy xuất cá ngừ quốc tế đối với cá ngừ được đánh bắt tại khu vực ETP.

Đạo luật về Chương trình Bảo vệ Cá heo Quốc tế đã sửa đổi Luật Bảo vệ Động vật có vú (MMPA) để đưa các mục tiêu và yêu cầu của AIDCP thành quy định có hiệu lực về mặt luật pháp tại Mỹ.

Bối cảnh

DPCIA (16 U.S.C. 1385), được ban hành vào năm 1990, được xây dựng thành 1 tiêu chuẩn về dán nhãn an toàn cá heo cho các sản phẩm cá ngừ. Đạo luật này nhằm giải quyết vấn đề mà Quốc hội Mỹ nhận thấy, đó là người tiêu dùng muốn biết nếu sản phẩm cá ngừ mà họ mua được dán nhãn sai, thì hoạt động khai thác cá ngừ có ảnh hưởng thế nào tới cá heo. Cụ thể, DPCIA đã biến việc này trở thành một việc vi phạm pháp luật của Mỹ, có liên quan đến các hành vi lừa đảo để sử dụng bất kỳ nhãn nào với thuật ngữ “an toàn cá heo” hay bất kỳ câu gì hay biểu tượng gì khác mà khiến người tiêu dùng hiểu nhầm hay gợi ý rằng cá ngừ dùng để sản xuất ra sản phẩm này được khai thác bằng phương pháp không gây hại đến cá heo, ngoại trừ điều kiện đặt ra trong DPCIA và liên quan tới các quy định. Thẩm quyền trong việc thực hiện DPCIA của Bộ Thương mại đã được giao cho Cơ quan hành chính.

Năm 2008, Mexico đã khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) về các thách thức mà chương trình ghi nhãn cá heo an toàn của Mỹ không phù hợp với quy định của Hiệp định chung của WTO về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) và Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong thương mại (TBT). Mexico đã đối mặt với 3 hợp phần của Mỹ: DPCIA, các quy định DPCIA của Bộ Thương mại Mỹ và quyết định của Tòa án Liên bang. Các hợp phần này tạo ra các điều kiện đối với các sản phẩm cá ngừ có thể được dán nhãn an toàn cá heo. Trong các yêu cầu khác, 3 điều kiện không cho phép các sản phẩm cá ngừ được dán nhãn an toàn cá heo nếu chúng có chứa cá ngừ được khai thác bằng cách cố tình bao vây và dùng lưới vây với cá heo. Ngày 13/06/2012, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO đã thông qua Ban hội thẩm của WTO và các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, phán quyết rằng biện pháp của Mỹ đối xử không công bằng với các sản phẩm cá ngừ của Mexico và do đó nó không phù hợp với Điều 2.1 của Hiệp định TBT.

Để đối phó với quyết định này, ngày 09/07/2013, NMFS đã đưa ra quy định cuối cùng theo DPCIA có tựa đề “Tăng cường các yêu cầu về văn bản đề hỗ trợ việc sử dụng nhãn an toàn cá heo đối với các sản phẩm cá ngừ”. Quy định cuối cùng này đã được sửa đổi các điều kiện để giải quyết đầy đủ các rủi ro với cá heo được gây ra bởi các hoạt động khai thác cá ngừ bên ngoài ngư trường khai thác bằng lưới vây rộng lớn tại Đông Nhiệt Đới Thái Binh Dương (ETP) (nơi tàu có trọng tải hơn 400 tấn thiếu (tương đường 362,8 tấn). Cụ thể, quy định cuối cùng năm 2013 sửa đổi hội đủ các điều kiện rằng, sản phẩm cá ngừ không thể được dán nhãn an toàn cá heo nếu cá heo bị giết hoặc bị thương nghiêm trọng trong lưới hoặc ngư cụ khác được dùng trong khi đánh bắt cá ngừ, do đó điều kiện này áp dụng đối với tất cả cá ngừ được đánh bắt tại bất kỳ ngư trường nào trên thế giới. Quy định cuối cùng năm 2013 tiếp tục yêu cầu thêm rằng chứng nhận của thuyền trưởng cho biết điều kiện này đã đáp ứng, và yêu cầu đối với cá ngừ khai thác bằng bất kỳ phương pháp nào tại nất kỳ ngư trường nào để được dán nhãn an toàn cá heo. Thêm vào đó, tất cả cá ngừ được dán nhãn an toàn cá heo phải được cất giữ riêng, từ lúc khai thác tới khi cập bến, tách riêng với các cá ngừ không đủ điều kiện dán nhãn an toàn cá heo.

WTO đã thành lập nhóm chuyên trách vào ngày 27/01/2014, để xác định xem quy định cuối cùng năm 2013 đưa ra các yêu cầu về dán nhãn an toàn cá heo có tuân thủ các nghĩa vụ của Mỹ với WTO. Nhóm chuyên trách đã công bố báo cáo cuối cùng của mình vào ngày 14/04/2015. Trong báo cáo, nhóm này đã cho biết quy định dán nhãn an toàn cá heo sửa đổi đã phân biệt đối xử với các sản phẩm cá ngừ của Mexico theo khoản 2.1 của Hiệp định TBT và khoản I:1 và III:4 của Hiệp định GATT năm 1994. Nhóm chuyên trách đã cân nhắc 3 quy định phân biệt của biện pháp sửa đổi: (1) cá ngừ được khai thác bằng cách bao vây cá heo không đủ điều kiện để dán nhãn an toàn cá heo; (2) các yêu cầu về giấy chứng nhận và; (3) các yêu cầu về truy xuất và xác minh.

Đầu tiên, nhóm chuyên trách nhận thấy rằng các quy định về mặt pháp luật của Mỹ đang thực hiện đối với bất kỳ các sản phẩm cá ngừ không đủ điều kiện để dán nhãn an toàn cá heo có chứa cá ngừ được khai thác bằng cách bao vây cá heo và cá ngừ đủ tiêu chuẩn được khai thác bằng các phương pháp khác phù hợp với Điều 2.1 của Hiệp đình TBT, trong khi không phù hợp với Điều I:1 và III:4 của GATT 1994, đã được chứng mình theo Điều XX của GATT 1994. Thứ 2, nhóm chuyên trách thấy rằng các yêu cầu chứng nhận chống lại các sản phẩm cá ngừ của Mexico bởi vì các nhà sản xuất Mexico thấy phiền toái khi phải tuân thủ các yêu cầu chứng nhận của AIDCP so với các yêu cầu chứng nhận áp dụng ngoài khu vực ngư trường khai thác bằng lưới vây rộng lớn ETP. Theo quan điểm của nhóm chuyên trách, sự khác biệt trở thành gánh nặng này không thể biện minh cho việc thiếu đào tạo cho thuyền trưởng để đưa ra chứng nhận bên ngoài ngư trường khai thác bằng lưới vây rộng lớn ETP cũng như các khoảng trống về nhận thức trong các điều khoản phán quyết. Thứ 3, nhóm chuyên trách nhận thấy các yêu cầu về truy xuất và xác minh phân biệt đối xử chống lại các sản phẩm cá ngừ của Mexico được sản xuất từ các tàu lưới vây cỡ lớn tại khu vực ETP bởi vì nó tạo ra gánh nặng đối với các nhà sản xuất Mexico để phù hợp với các quy định truy xuất và xác minh của AIDCP hơn các quy định về truy xuất và xác minh áp dụng cho các ngư trường khác hon ngư trường khai thác bằng lưới vây rộng lớn ETP và gánh nằng này không thể được biện minh.

Cả Mỹ và Mexico chống lại báo cáo của nhóm chuyên trách, và Cơ quan Phúc thẩm của WTO đưa đưa ra báo cáo của mình vào ngày 20/11/2015. Cơ quan này cho biết Mỹ không đưa ra các biện pháp phù hợp với nghĩa vụ của mình trong WTO. Cụ thể, Cơ quan Phúc thẩm cho biết biện pháp dán nhãn an toàn cá heo sửa đổi không phù hợp với nghĩa vụ không phân biệt có trong Hiệp đinh TBT và GATT 1994 do biện pháp này có tác động bất lợi về điều kiện cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ của Mexico tại thị trường Mỹ.

Ngày 05/02/2016, NMFS đã công bố 1 quy tắc được đề xuất mang tên “Đạo luật Bảo tồn và Quản lý Nghề cá Magnuson-Stevens; Chương trình Giám sát NK Thủy sản”, hay còn gọi là Dự thảo Quy định Truy xuất Nguồn gốc. Dự thảo quy định truy xuất nguồn gốc được đề xuất xây dựng để thu thập và lưu trữ các hồ sơ về các loài thủy sản và các sản phẩm thủy sản nhằm chống lại hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và gian lận thủy sản tại thị trường MỸ. NMFS đã đưa vào quy định tạm thời cuối cùng cách tiếp cận trong dự thảo quy định truy xuất nguồn gốc cùng với các yêu cầu về văn bản liên quan đến chuỗi hành trình sản phẩm.

Tóm tắt nội dung quy định

Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS) đã ban hành ban hành quy định tạm thời để sửa đổi các quy định về việc thực hiện DPCIA nhằm nâng cao các yêu cầu đối về văn bản chứng minh tính chính xác của nhãn an toàn cá heo trên các sản phẩm cá ngừ.

Theo quy định được sửa đổi, Cơ quan trợ lý hành chính của NMFS có thể yêu cầu bằng chứng về chứng nhận của các quan sát viên nếu Cơ quan trợ lý hành chính xác định rằng nghề cá có sự liên kết thường xuyên và đáng kể giữa cá heo và cá ngừ hoặc có tỷ lệ cá heo chết thường xuyên và đáng kể hoặc cá heo bị thương nghiêm trọng, áp dụng chung với nghề khai thác cá ngừ bằng lưới vây và bằng các loại ngư cụ khác; cung cấp 1 giấy chứng nhận của chính phủ xác nhận tính hợp lệ của tài liệu khai thác, cách ly, và chuỗi hành trình sản phẩm có thể được yêu cầu đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến từ ngư trường mà các trợ lý hành chính đã quyết định theo các điều khoản cụ thể; điều chỉnh lại các quy định của NOAA cụ thể hiện họ cung cấp chứng chỉ đơn giản dễ thực hiện liên quan đến việc cố tình thực hiện và tỷ lệ tử vong hay bị thương nghiêm trọng đối với tất cả các nghề cá mà cá ngừ chế biến có đủ điều kiện để dán nhãn an toàn cá heo; sửa đổi Giấy chứng nhận Xuất xứ của Thủy sản (FCO) để yêu cầu các thuyền trường phải hoàn thành khóa đào tạo về các chứng nhận mà các chứng nhận này phải đi cùng với FCO; tăng cường chuỗi hành trình sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu về truy xuất đối với cá ngừ và các sản phẩm cá ngừ; và tạo ra một số thay đổi không đáng kể đối với các quy định. Quy định tạm thời này giúp Mỹ tuân thủ các nghĩa vụ của mình với vai trò là 1 thành viên của WTO.

Quy định này đã được đưa ra lấy ý kiến của cộng đồng đến hết ngày 22/04/2016. Xem ý kiến góp ý 

Quy định này có hiệu lực từ ngày 22/03/2016, ngoại trừ yêu cầu về giấy chứng nhận của thuyền trưởng có hiệu lực từ ngày 21/05/2016.

Nội dung của khóa đào tạo thuyền trưởng của NOAA

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục