Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Mỹ giảm

(vasep.com.vn) Theo thống kê của ITC, tổng giá trị NK cá ngừ của Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay đạt 54.900 tấn, trị giá gần 329 triệu USD, giảm 11% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do NK cá ngừ hộp giảm. Xu hướng này đã tác động đến cơ cấu sản phẩm cá ngừ Việt Nam XK sang thị trường Mỹ. Quý I/2016, XK cá ngừ hộp Việt Nam sang Mỹ giảm gần 20%, trong khi XK cá ngừ đông lạnh tăng gần 3%.

Năm nay, Mỹ giảm NK cá ngừ chế biến và đóng hộp do nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này vẫn ở mức thấp. Theo phân tích về mô hình NK của FAO, nhu cầu đối với cá ngừ đóng hộp tại các thị trường lớn truyền thống như Mỹ đã đạt đến điểm bão hòa. 3 tháng đầu năm nay NK cá ngừ đóng hộp của Mỹ đạt gần 42,2 nghìn tấn, trị giá gần 184 triệu USD, giảm 14,8% về khối lượng và 18,3% về giá trị.

Trong khi đó, NK thăn cá ngừ và cá ngừ đông lạnh của Mỹ vẫn tăng, đặc biệt NK các sản phẩm cá ngừ tươi nguyên con của Mỹ để làm sashimi đang có xu hướng tăng. Tổng khối lượng NK thăn cá ngừ và cá ngừ đông lạnh vào Mỹ trong 3 tháng đầu năm đạt lần lượt là 6 nghìn tấn và 6,7 nghìn tấn, tăng 1,6% và 5,7% với cùng kỳ năm trước.

CƠ CẤU SẢN PHẨM CÁ NGỪ NHẬP KHẨU VÀO MỸ

Sản phẩm

Giá trị (Nghìn USD)

Khối lượng (kg)

T1-3/2015

T1-3/2016

Tăng/giảm (%)

T1-3/2015

T1-3/2016

Tăng/giảm (%)

Cá ngừ chế biến & đóng hộp (mã HS16)

224.961

183.863

-18,3

49.510.680

42.197.660

-14,8

Thăn/philê cá ngừ (mã HS0304)

69.660

69.184

-0,7

5.907.771

6.001.051

1,6

Cá ngừ tươi, sống và đông lạnh (mã HS03)

71.503

75.934

6,2

6.356.397

6.721.738

5,7

Tổng nhập khẩu                      

366.124

328.981

-10,1

61.778.186

54.920.449

-11,1

Hiện Mỹ đang NK cá ngừ từ 51 nước trên thế giới, trong đó Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là 3 nước XK nhiều nhất cá ngừ sang thị trường Mỹ.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), trong khi các nước đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Trung Quốc và Ecuador giảm XK cá ngừ sang Mỹ, Việt Nam lại có xu hướng tăng XK sang đây. Nếu tính về giá trị, Việt Nam đang là nhà cung cấp cá ngừ lớn thứ 2 vào thị trường Mỹ.

Mặc dù sụt giảm, Thái Lan vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường cá ngừ Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay với gần 38% tổng khối lượng NK cá ngừ của Mỹ. Còn Việt Nam và Indonesia chỉ chiếm lần lượt là 8 và 7,9%.

TỐP 10 NƯỚC XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VÀO MỸ

Nước

Giá trị (Nghìn USD)

Khối lượng (kg)

T1-3/2015

T1-3/2016

Tăng/giảm (%)

T1-3/2015

T1-3/2016

Tăng/giảm (%)

Thái Lan

101.619

89.689

-11,7

22.271.780

20.714.420

-7,0

Việt Nam

27.057

28.086

3,8

3.831.464

4.418.099

15,3

Indonesia

41.481

30.984

-25,3

4.993.520

4.382.787

-12,2

Trung Quốc

32.789

18.898

-42,4

7.769.941

3.960.751

-49,0

Ecuador

28.496

22.543

-20,9

4.511.038

3.710.465

-17,7

Fiji

24.063

22.077

-8,3

4.124.287

3.640.593

-11,7

Philippines

25.717

20.713

-19,5

4.107.021

2.985.729

-27,3

Mexico

9.773

11.006

12,6

2.121.552

2.522.004

18,9

Mauritius

10.155

11.030

8,6

1.826.988

2.045.154

11,9

Sri Lanka

10.104

17.177

70,0

695.266

1.206.332

73,5

Năm nay người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhiều tới tính bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc và tác động xã hội của sản phẩm đó. Các công ty cá ngừ Mỹ có xu hướng mở rộng hoạt động sang các nước khai thác và XK cá ngừ như Indonesia. Như vậy, các nước XK cá ngừ như Indonesia sẽ được hưởng lợi và tăng khả năng cạnh tranh, đồng nghĩa XK cá ngừ của các nước như Thái Lan, Việt Nam sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là khi Thái Lan đang bị những cáo buộc về lao động bị cưỡng bức.

Bên cạnh đó, Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS) mới đây đã ban hành ban hành quy định tạm thời để sửa đổi các quy định về việc thực hiện DPCIA nhằm nâng cao các yêu cầu đối về văn bản chứng minh tính chính xác của nhãn an toàn cá heo trên các sản phẩm cá ngừ, nhằm bảo hộ ngành cá ngừ trong nước sẽ khiến các nước XK cá ngừ sang đây gặp khó khăn.

Dự báo, NK cá ngừ đóng hộp của Mỹ sẽ vẫn thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi, sống và đông lạnh, đặc biệt là các sản phẩm cá ngừ phẩm cấp sashimi, tăng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục