Mức thủy ngân trong cá ngừ Hawai tăng

(vasep.com.vn) Nồng độ thủy ngân đang tăng liên tục trong các con cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng được đánh bắt tại Hawai, phản ánh sự gia tăng mực nước tại Bắc Thái Bình Dương có liên quan tới lượng khí thải thủy ngân trong khí quyển từ Châu Á.

Các nghiên cứu từ Sở Y tế Hawai và chính quyền tỉnh Alberta đã biên soạn và phân tích dữ liệu từ các báo cáo trước đây về cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to đánh bắt gần Hawai trong bốn thập kỷ qua, sau đó sử dụng một mô hình toán học để tìm kiếm các xu hướng.

Theo kết quả nghiên cứu của họ, nồng độ thủy ngân trong cá ngừ vây vàng đánh bắt gần Hawai tăng khoảng 5,5%, năm trong giai đoạn từ 1998 – 2008, trong khi mức thủy ngân trong cá ngừ mắt to tăng khoảng 3,9%/năm trong giai đoạn từ 2002 – 2008. Nồng độ thủy ngân có xu hướng tăng cao hơn ở cá ngừ mắt to hơn là ở cá ngừ vây vàng.

Trong tháng 1, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã thêm cá ngừ vào danh sách các loài cá mà phụ nữ có thai, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh do các quan ngại về nồng độ thủy ngân. Cả cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to là được bán như cá ngừ và được sử dụng rộng rãi trong các món cá sống, đặc biệt là sashimi hoặc để nướng.

Nguồn thủy ngân chủ yếu lắng đọng trong khí quyển từ các hoạt động của con người, đặc biệt là các chất thải từ các nhà máy điện chạy bằng than đốt và các mỏ vàng thủ công.

Tại vùng biển Bắc Thái Bình Dương, nồng độ thủy ngân tại các vùng nước nông hơn 1.000m tăng khoảng 3%/năm từ năm 1995 – 2006, và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 nếu tỷ lệ thủy ngân lắng đọng hiện nay vẫn tiếp tục duy trì.

Ở vùng biển này, nồng độ thủy ngân đạt mức đỉnh điểm vào những năm 1980 và 1990 và hiện đang giảm để đáp ứng các quy định về môi trường tại Bắc Mỹ và Châu Âu. 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục