(vasep.com.vn) Năm 2016, NK cá ngừ của các nước EU vẫn tiếp tục giảm. Tổng giá trị NK cá ngừ của 28 nước EU trong 2 tháng đầu năm nay chỉ đạt gần 587 triệu USD, giảm hơn 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm NK cá ngừ đóng hộp, sản phẩm NK chủ yếu của các nước EU từ các nước. Xu hướng này đã ảnh hưởng tới XK cá ngừ của Việt Nam sang đây. Cụ thể, 3 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam giảm 42,3%, trong khi XK các sản phẩm cá ngừ tươi, sống và đông lạnh tăng 35,7%.
Tăng NK cá ngừ đông lạnh, giảm NK cá ngừ hộp
Các nước EU năm nay giảm NK các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, tăng NK các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2 tháng đầu năm nay, NK cá ngừ đóng hộp từ các nước của EU giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 463 triệu USD. Cũng giống như Mỹ, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại EU cũng đã đạt tới mức bão hòa. Ngoài ra, năm nay giá cá ngừ vằn nguyên liệu tăng cũng làm giảm nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại EU.
Trong khi đó, NK cá ngừ tươi và đông lạnh của EU tăng. Giá trị NK cá ngừ tươi sống và đông lạnh của EU trong 2 tháng đầu năm đạt gần 124 triệu USD, tăng gần 137% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, NK thăn/philê cá ngừ vằn đông lạnh của các nước EU tăng mạnh nhất hơn 35%, đạt gần 35 triệu USD.
Nhập khẩu từ Ecuador tăng mạnh
Trong 2 tháng đầu năm nay, EU NK cá ngừ từ 75 nước trên thế giới. Trong đó, Ecuador hiện đang là nước đứng đầu về XK sang đây, chiếm 13% tổng giá trị NK. Tiếp đến là Thái Lan, Indonesia và Seychelles. Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong số các nước XK cá ngừ sang đây.
Thái Lan, sau khi bị Ủy ban châu Âu (EC) chính thức cáo buộc vì chưa có hành động cụ thể để kiểm soát nạn khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), XK cá ngừ của nước này sang EU tăng chậm. Do đó, các nước EU tìm nguồn cung cấp cá ngừ thay thế từ các nước khác, đặc biệt là từ Ecuador. Theo thỏa thuận giữa 2 nước, Ecuador sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hệ thống Ưu đãi Thuế quan phổ cập (GSP) cho tới khi các thỏa thuận thương mại giữa nước này và EU có hiệu lực và được thông qua vào ngày 31/12/2016. Như vậy, các sản phẩm cá ngừ của Ecuador khi XK sang EU sẽ được hưởng mức thuế 0% thay vì 24% như các nước khác, trong đó có Việt Nam. Đây chính là lợi thế khiến XK của nước này sang EU tăng mạnh trong đầu năm nay.
TOP 10 NƯỚC XK CÁ NGỪ SANG EU (Đơn vị: triệu USD)
|
Nước
|
T1-2/2015
|
T1-2/2016
|
Tăng giảm (%)
|
Ecuador
|
38.883
|
79.893
|
105,5
|
Thái Lan
|
46.380
|
47.671
|
2,8
|
Indonesia
|
48.036
|
45.455
|
-5,4
|
Seychelles
|
32.198
|
32.950
|
2,3
|
Mauritius
|
41.386
|
27.068
|
-34,6
|
Ghana
|
27.758
|
22.349
|
-19,5
|
Việt Nam
|
20.860
|
18.956
|
-9,1
|
Philippines
|
32.588
|
18.225
|
-44,1
|
Bờ Biển Ngà
|
20.327
|
17.298
|
-14,9
|
Hàn Quốc
|
13.478
|
13.703
|
1,7
|
Các nước khác
|
305.241
|
263.386
|
-13,7
|
Tổng cộng
|
627.135
|
586.954
|
-6,4
|
Dự báo
Do người tiêu dùng Châu Âu càng ngày càng quan tâm nhiều đến tính bền vững của hệ sinh thái, do đó họ muốn biết guồn gốc thức ăn của họ đến từ đâu và được đánh bắt ra sao và sản xuất thế nào. Bên cạnh đó, do các nhà khoa học đang cảnh báo nguồn lợi cá ngừ trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, EU đã mở rộng cuộc chiến chống lại nạn khai thác IUU trên toàn cầu. Điều này đồng nghĩa, EU sẽ thắt chặt kiểm soát hoạt động khai thác cá ngừ hơn nữa. Như vậy, XK cá ngừ của các nước sang đây sẽ khó khăn hơn. Và nhu cầu NK các sản phẩm cá ngừ được chứng nhận bền vững của các tổ chức như MSC, FOS … vào EU sẽ ngày càng tăng.