(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá ngừ vây xanh năm 2016 đã được khởi động, EU sẽ duy trì kiểm soát cao, và có thêm công cụ truy xuất nguồn gốc điện tử mới.
Ủy ban Châu Âu một lần nữa đưa ra cam kết lâu dài đối với việc bảo tồn cá ngừ vây xanh trong mùa khai thác chính trong năm 2016.
Kéo dài từ ngày 26/5 đến 24/6 tại vùng biển Địa Trung Hải và Đông Đại Tây Dương, đây là mùa khai thác ngắn cho phép các tàu lưới vây cỡ lớn khai thác cá ngừ vây xanh đến một giới hạn đã được đưa ra trước đó.
Đây là một phần của thỏa thuận lên kế hoạch khôi phục ở cấp quốc tế nhằm đưa nguồn lợi cá ngừ vây xanh quay trở lại mức bền vững. Nghề khai thác cá ngừ được quy định bởi Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT), mà EU và các nước thành viên của EU đều là thành viên của tổ chức này.
Theo tư vấn của các nhà khoa học của ICCAT trong năm 2014, ICCAT đã đồng ý tăng 60% tổng sản lượng được phép khai thác (TAC) trong vòng 3 năm (2015, 2016 và 2017).
Trong năm 2015, TAC của EU đạt 11.203 tấn. Hạn ngạch này được chia sẻ cho 8 nước trong khối EU có hoạt động liên quan nhiều đến ngư trường cá ngừ vây xanh (Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Croatia, Hy Lạp, Croatia, Bồ Đào Nha, Malta và Síp), trong đó Tây Ban Nha và Pháp được nhiều hạn ngạch nhất.
Việc kiểm soát nghiêm ngặt và chương trình thanh tra đã được đặt ra để đảm bảo rằng lạm thác không diễn ra tương tự như các năm trước: việc kiểm soát được ưu tiên và các tiêu chuẩn và triển khai một số cuộc thanh tra, các tàu tuần tra và máy bay, tất cả đều được điều phối bởi Cơ quan Kiểm soát Nghề cá Châu Âu và các nước thành viên có liên quan.
Ủy ban Châu Âu rất hài lòng với việc thực hiện và cam kết của các nước thành viên nhằm đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định nghề cá trong vài năm qua, và cũng đánh giá cao vai trò của các cơ quan trong việc đảm bảo sự phối hợp trong các hoạt động kiểm soát.
Trong những tháng đầu năm 2016, EU cũng triển khai eBCD, hệ thống tư liệu khai thác điện tử mới nhằm cải thiện việc truy xuất nguồn gốc của tất cả các sản phẩm cá ngừ vây xanh.
Việc sử dụng hệ thống này, kết hợp với phần còn lại của các biện pháp trong kế hoạch phục hồi, đã làm cho nghề cá tại đây trở thành nghề cá được kiểm soát chặt nhất trên thế giới, và cung cấp sự đảm bảo tốt nhất cho người tiêu dùng rằng nguồn tài nguyên này đang được khai thác bền vững.