Ngày 30/7/2021, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng kính gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan v.v Báo cáo các khó khăn trong phòng-chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất-kiến nghị phục hồi sản xuất-xuất khẩu sau giai đoạn «3 tại chỗ»
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) với 270 doanh nghiệp thành viên, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào xin báo cáo nhanh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) thủy sản trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 tại Tp. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành phía nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, hầu hết các Tỉnh thành đã yêu cầu các DN chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. Các DN thủy sản đã chung tay sát cánh cùng Chính phủ thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện hơn 1 tuần qua đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.
Thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%. Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài . Các vật tư, phụ liệu, bao bì.....phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.
Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho DN đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn.
Hiệp hội và các DN thấy rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các DN lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần.
Trong khi đó, kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 đạt được thành tích hết sức khả quan khi tranh thủ được nhu cầu tiêu thụ của các nước tăng cao. Tổng xuất khẩu 4,12 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ 2020.
Từ những khó khăn thực tế kể trên của các DN thủy sản, cùng với cơ hội sản xuất-xuất khẩu thủy sản mà Việt Nam đang có và kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang vừa qua, Hiệp hội VASEP có một số nhận định và đề xuất-kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ như sau để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông-ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản:
1. Về trước mắt: Tiêm vắc-xin và thực hiện mục tiêu kép với trọng tâm mới.
2. Về thời gian tới và trong dài hạn: Ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phải sống chung với đại dịch lâu dài
- Bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ”:
- Hướng dẫn thực hiện “1 cung đường – 2 địa điểm” theo tiếp cận là Công nhân đã được chích Vắc-xin và khu vực cư trú của công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy với hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc:
- Hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn:
- Hỗ trợ doanh nghiệp.
Nội dung chi tiết, xin xem tại đây