EU dự kiến siết chặt nhập khẩu liên quan đến lao động cưỡng bức

(vasep.com.vn) Hội Đồng Cố vấn Thị Trường (MAC) đã đưa ra khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về đề xuất pháp lý liên quan tới việc cấm sản phẩm tạo ra từ lao động cưỡng bức trên thị trường EU.

Chú thích ảnh

MAC khuyến nghị Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên áp dụng quy định cấm các sản phẩm tạo ra từ lao động cưỡng bức tại thị trường EU.

Quy định này sẽ cấm các sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ lao động cưỡng bức được đưa ra thị trường và xuất khẩu 

Điều này xảy ra sau khi Ocean Outlaw Project điều tra ra mối liên hệ giữa cáo buộc lao động cưỡng bức và các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ở Trung Quốc với những nhà NK ở Mỹ và EU.

Một nghiên cứu của MAC cho thấy có những rủi ro lớn trong ngành đánh bắt liên quan đến lao động cưỡng bức, bao gồm điều kiện làm việc nguy hiểm trên biển, sự cô lập và thiếu sự giám sát, các hoạt động tuyển dụng bất hợp pháp và chuỗi cung ứng phức tạp.

Theo MAC, các Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên EU nên:

  • Hợp tác với các đối tác quốc tế và xã hội, đặc biệt là ủng hộ việc ký kết Công ước Nghề cá C188 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), củng cố việc hợp tác song phương và đa phương.
  • Đảm bảo thông tin đáng tin cậy và được cập nhật về lao động cưỡng bức - trong đó, EU nên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các cơ sở dữ liệu toàn diện về các vấn đề xã hội và môi trường.
  • Đảm bảo cách tiếp cận minh bạch, thông qua việc công khai các phương pháp được thực hiện và kết quả của các điều tra về các hành vi lao động cưỡng bức, ví dụ như thông qua việc thiết lập một danh sách về các công ty và các tàu đánh cá được phát hiện vi phạm các quy định, cùng việc tạo ra một chế tài để xử lý vi phạm.
  • Tuân thủ Chỉ thị thẩm định về tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD)

Chủ tịch của MAC, bà Yobana Bermudez cho biết quy định được áp dụng một cách công bằng với hàng hoá được sản xuất tại EU và tại các nước thứ ba khác, không nhắm đến bất kỳ sản phẩm, ngành công nghiệp hoặc quốc gia cụ thể nào, đóng vai trò then chốt trong việc chống lại lao động cưỡng bức trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục