Xuất khẩu cá tra hồi phục nhưng nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời

Tổng cục Thủy sản cho biết, xuất khẩu cá tra đã hồi phục nhưng nguồn cung lại chưa đáp ứng kịp thời.

Xuất khẩu cá tra hồi phục nhưng nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, cuối năm 2020, khi tình hình dịch bệnh được khống chế, sự phục hồi của các thị trường nhập khẩu cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp, người nuôi cá nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra đã có những chuyển biến tích cực, nhưng ngành cá tra lại rơi vào trạng thái thiếu nguồn cung cục bộ.

Diện tích thả nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.700ha nhưng hiện chỉ có 1.800ha trong giai đoạn thu hoạch, được đánh giá là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Nguồn cung cá tra được dự báo sẽ khó có thể mở rộng để cung ứng kịp thời nhu cầu trong vòng 3 đến 6 tháng tới vì người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.

Xuất khẩu cá tra hồi phục nhưng nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời - Ảnh 1.
Chế biến cá tra xuất khẩu

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, theo thông tin từ nguồn tiêu thụ cá tra từ các quốc gia trên thế giới, nguồn tiêu thụ từ các kênh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn tại Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tiếp tục phục hồi mạnh trở lại về mức trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, với hơn 70% so với các kênh tiêu thụ khác.

Các chuyên gia ngành cá tra phân tích, nguyên nhân chính là do giá cá tra nguyên liệu trong giai đoạn cuối năm 2019, đầu năm 2020 thấp khiến người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, trong trường hợp nguồn cung nguyên liệu thấp sẽ khiến giá cá tra khả quan hơn. Đồng thời, với sự cộng hưởng của các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực theo thời gian, giá trị sản phẩm cá tra Việt Nam lưu hành trên thị trường thế giới sẽ cao hơn.

(Theo VTV)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục