Tiêu điểm

(vasep.com.vn) Ngày 19/8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về những nội dung chủ yếu của dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách nhà nước 2021, dự thảo kế hoạch tài chính-NSNN 2021-2023, dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

(vasep.com.vn) Ngày 6/8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

(vasep.com.vn) Ngày 30/7/2020, VASEP đã gửi Công văn số 105/CV-VASEP tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) góp ý hai dự thảo đang được lấy ý kiến là Dự thảo sửa đổi, bổ sung NĐ 43/2017 về nhãn hàng hoá và Dự thảo thông tư ghi nhãn điện tử.

(vasep.com.vn) Ngày 30/7/2020, VASEP đã gửi Công văn số 104/2020/CV-VASEP đề nghị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) xem xét cho các doanh nghiệp (DN) có đăng ký ngành nghề kinh doanh chế biến, bảo quản thủy sản và có nhà máy chế biến thủy sản; các sản phẩm từ thủy sản (mã ngành 1020) được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ bằng cách sửa đổi lại Khoản 1, Điều 1 của Thông tư 26/2015/TT-BTC.

(vasep.com.vn) Ngày 14/7/2020, VASEP đã gửi Công văn số 100/2020/CV-VASEP tới Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội – Bộ LĐ-TB&XH) góp ý các dự thảo Thông tư về nghề, công việc cho lao động chưa thành niên, danh mục công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm.

(vasep.com.vn) Ngày 14/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2020.

(vasep.com.vn) Ngày 7/7/2020, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định chi tiết nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020.

Với Hiệp định EVFTA, sau khi được ký kết và có hiệu lực, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu (XK) của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD.

Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng một trăm ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.

(vasep.com.vn) Ngày 2/7/2020, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã ký Công văn số 447/BNN-TCTS gửi Bộ Tài chính đề nghị xử lý vướng mắc trong việc áp thuế đối với sản phẩm thủy sản “chế biến” và “sơ chế”. Tại công văn này, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết và hướng dẫn về kiến nghị của VASEP nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản, góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid 19.

(vasep.com.vn) Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5 - 1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế như: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa và nâng cao hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,3 – 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ. Đây là một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030. Ngày 23/6/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.

(vasep.com.vn) Sau khi nhận được phản ánh bức xúc của một số DN hội viên về việc thực thi quy định hành chính trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và thu phí xác nhận giữa các cảng cá địa phương khiến cho doanh nghiệp (DN) phải làm thêm nhiều bộ hồ sơ, gia tăng chi phí, ngày 12/6/2020, VASEP đã gửi Công văn số 82 /2020/CV-VASEP tới Thứ trưởng Bộ NN&PTNT báo cáo tình hình và kiến nghị Bộ sớm giải quyết, tháo gỡ bất cập này.

(vasep.com.vn) Sau khi nhận được phản ánh bức xúc của một số DN hội viên về việc thực thi quy định hành chính trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và thu phí xác nhận giữa các cảng cá địa phương khiến cho doanh nghiệp (DN) phải làm thêm nhiều bộ hồ sơ, gia tăng chi phí, ngày 12/6/2020, VASEP đã gửi Công văn số 82 /2020/CV-VASEP tới Thứ trưởng Bộ NN&PTNT báo cáo tình hình và kiến nghị Bộ sớm giải quyết, tháo gỡ bất cập này.

(vasep.com.vn) Ngày 9/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 3776/TCHQ-GSQL (CV 3776) về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu. Công văn này của Tổng cục Hải quan đã cơ bản tháo gỡ được các khó khăn cho các DN xuất khẩu, trong đó có DN XK thủy sản. Đây là vấn đề lớn gây vướng mắc nhất cho các DN hội viên của VASEP trong nhiều tháng đầu năm nay và Hiệp hội cũng đã nhiều lần kiến nghị tại các cuộc họp và bằng văn bản với Công văn số 34/2020/CV-VASEP ngày 31/3/2020 và Công văn số 46/2020/CV-VASEP ngày 22/4/2020.

Những tưởng vấn đề in mã số mã vạch (MSMV) trên các đơn sản phẩm xuất khẩu đã được giải quyết sau cuộc họp của phó thủ tướng Vũ Đức Đam với các bộ, ngành ngày 20/5. Thế nhưng thực tế không phải như vậy.



  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM