Bất chấp đại dịch COVID-19, triển vọng sản xuất cá rô phi toàn cầu vẫn sáng sủa

(vasep.com.vn) Theo đánh giá của một chuyên gia, sản lượng cá rô phi toàn cầu sẽ vẫn ổn định bất chấp đại dịch. Cho dù có bị sụt giảm sản lượng ở Trung Quốc và Indonesia thì cũng được bù đắp lại bằng sự tăng trưởng ở Châu phi, Đông Nam Á và châu Mỹ.

Theo số liệu thống kê của Kevin Fitzsimmons - Giáo sư từ Đại học Arizona cho thấy, sản lượng cá rô phi toàn cầu đã tăng một bậc, lên 6,93 triệu tấn vào năm 2020, sản lượng ổn định hoặc tiếp tục tăng trưởng ở 18/21 quốc gia có ngành công nghiệp cá rô phi. Nhưng Fitzsimmons cũng cho rằng sản lượng có thể giảm do diễn biến khó lường của đại dịch.

Có khả năng lớn mức tăng trưởng sẽ trở lại tương đương với trước đại dịch vào năm 2021. "Hầu hết các nhà sản xuất đều hy vọng vắc-xin coronavirus sẽ giúp họ kéo khách quay trở lại nhà hàng vào năm 2021 và các nhà sản xuất cá rô phi cũng sẽ đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 5-6%"- ông nói.

Theo Fitzsimmons, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên hoạt động chế biến và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể làm sản lượng cá rô phi của Trung Quốc giảm 3% xuống 1,70 triệu tấn vào năm 2020. Dự báo sản lượng cá rô phi của một số nguồn cung lớn khác như: Indonesia sẽ giảm 4% xuống 1,20 triệu tấn; Philippines giảm 4% xuống còn 355.000 tấn.

Tuy nhiên, năm 2021 các nước này sẽ có bước tăng trưởng sáng sủa trở lại.

Trung Quốc sẽ phục hồi lên 1,75 triệu tấn vào năm 2021, tăng lên 1,80 triệu tấn vào năm 2022; tại Indonesia, sản lượng sẽ phục hồi lên 1,30 triệu tấn vào năm 2021, tăng lên 1,32 triệu tấn vào năm 2022.

Trong khi đó, sản lượng sẽ tăng 12% ở Việt Nam lên 385.000 tấn vào năm 2020 và  Thái Lan ổn định ở mức 310.000 tấn.

Nhìn chung, sản lượng sản xuất cá rô phi ở Châu Á được dự kiến sẽ giảm 1% (4,55 triệu tấn) trong năm nay, sẽ tăng 6% lên 4,81 triệu tấn (năm 2021) và tăng 1% lên 4,88 triệu tấn (năm 2022).

Tại Ai Cập với sản lượng cá rô phi 900.000 tấn, chủ yếu được tiêu thụ trong nước thì cũng dự báo sẽ tăng 4% lên 1,25 triệu tấn.

Hơn thế nữa, bất chấp việc các đơn hàng từ EU bị giảm do năm nay bị đại dịch thì Ghana và Uganda cũng sẽ ổn định ở mức 45.000 tấn và sau đó, tăng 1% lên 75.000 tấn.

Sản xuất cá rô phi ở châu Mỹ cũng tăng 2% lên 946.500 tấn; Colombia (68.000 tấn, tăng 1%), Honduras (32.000 tấn, tăng 10%), và Mexico (115.000 tấn) cũng đang hồi phục sản phẩm tươi sống và đông lạnh để bán lẻ.

Theo Fitzsimmons, hầu hết hải sản tươi sống từ Mỹ Latinh đến Mỹ được vận chuyển bằng đường hàng không nên chi phí vận tải hàng không đang là một lợi thế cho các nguồn cung châu Mỹ.

Sau một vài trục trặc trong xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, một số nhà sản xuất tôm ở Ecuador cũng có thể quay trở lại xuất khẩu cá rô phi cho các thị trường bán lẻ, ông nói thêm. "Các nhà máy chế biến Ecuador có thể thích nghi nhanh chóng với thay đổi của hoàn cảnh thị trường do có tiềm lực kinh nghiệm dày dặn” - ông nói.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lại gây khó khăn cho ngành cá rô phi Brazil cho dù sản lượng nước này vẫn tăng 2% lên 660.000 tấn. Các nhà sản xuất cá rô phi Brazil bị "ảnh hưởng đặc biệt nặng nề" vì ngành dịch vụ thực phẩm của Brazil bị ngưng trệ hợp đồng và tỷ lệ xuất khẩu tương đối nhỏ.

Ở Bangladesh và Ấn Độ, các quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì COVID-19, sản lượng dự kiến ​​sẽ tăng lần lượt 3% và 15%, lên 360.000 tấn và 30.000 tấn.

Do đó, nhìn chung, sản lượng cá rô phi toàn cầu sẽ phục hồi và tăng 5% vào năm 2021 và 2% vào năm 2022, lên 7,29 triệu tấn và 7,42 triệu tấn.

Fitzsimmons chỉ ra rằng sức hấp dẫn của cá rô phi là nhờ sự thích nghi với nhiều môi trường và giá cả ổn định. "Với sản lượng được ghi nhận từ hơn 140 quốc gia, cá rô phi đang là loài được nuôi rộng rãi từ ao, lồng, RAS, Biofloc, nước ngọt, nước lợ và nước biển…"- ông nói.

"Sức chịu đựng của cá rô phi bản địa và thích nghi tốt với các biến cố dịch bệnh lớn đã góp phần làm cho loài cá này giữ được tăng trưởng ổn định mà không bị rơi vào các chu kỳ bùng nổ hay phá sản thường thấy như các sản phẩm nuôi trồng thủy sản khác”.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục