Tác động của đánh bắt IUU

(vasep.com.vn) Tác động của việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) có thể nhìn thấy rõ và sâu rộng ở Châu Mỹ Latinh. Trong một báo cáo hồi tháng 9/2022, InSight Crime, một tổ chức quốc tế điều tra tội phạm có tổ chức ở Mỹ Latinh và Caribe, cho biết đánh bắt IUU gây tổn hại đến hệ sinh thái và sinh kế biển, và tạo điều kiện cho các tội phạm khác.

Chú thích ảnh

Theo ông Milko Schvartzman, một chuyên gia bảo tồn biển người Argentina và thành viên của tổ chức phi chính phủ Círculo de Políticas Ambientales, cho biết đánh bắt IUU là vấn đề nghiêm trọng nhất mà các đại dương Nam Mỹ phải gánh chịu. Tác động đầu tiên của đánh bắt IUU là môi trường.

Phá huỷ đại dương

Trong một báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Latinh và Latinh (CLALS) tại Đại học American, ở Washington, D.C., đã chỉ ra rằng đánh bắt IUU tàn phá môi trường do lạm thác, làm suy giảm nguồn lợi hải sản, gây sụp đổ nghề cá, các hoạt động đánh bắt được thực hiện mỗi lần ở các vùng biển xa hơn, và các hoạt động bất hợp pháp này gần như làm tuyệt chủng các loài được bảo vệ.

Trong trường hợp của Nam Mỹ, các loài được đội tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt nhiều nhất là mực tua ngắn và mực khổng lồ. Đội tàu Trung Quốc đánh bắt chúng trái mùa (không tôn trọng kích cỡ hoặc mùa sinh sản) và không tuân thủ bất kỳ quy định về hoạt động đánh bắt nào.

Hoạt động đánh bắt loài nhuyễn thể này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vì nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, vừa là kẻ săn mồi vừa là con mồi.

Hậu quả trực tiếp

Báo cáo của CLALS chỉ ra, sau châu Á và châu Phi, Nam Mỹ chịu thiệt hại lớn nhất do đánh bắt IUU.

Schvartzman cho biết, đội tàu đánh bắt bất hợp pháp được trợ cấp bởi đất nước của họ, có lao động nô lệ. Họ không trả lương đủ sống, họ không đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào về hàng hải, về lao động hoặc về an toàn môi trường làm việc.

Có sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngư dân trong khu vực, những người nộp thuế và tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và an toàn hàng hải.

Rửa tiền

Ông Peter A. Murray, cố vấn của Ban thư ký cơ quan nghề cá Caribe (CRFM) cho biết, hoạt động đánh bắt hải sản đã trở thành một công cụ để rửa tiền ma túy.

Trong số các vấn đề, Murray lưu ý, đánh bắt IUU thường “được coi là một vấn đề pháp lý chứ không phải là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Những nỗ lực của các quốc gia thường không được chú ý”.

Một phần của giải pháp

Theo tờ El Universo của Ecuador, vào tháng 6, hạm đội Trung Quốc đã di chuyển ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Galápagos, Ecuador khoảng 300 km. Hải quân Ecuador cho biết tình hình đã được kiểm soát và họ liên tục theo dõi đội tàu đánh cá này, lúc đó có khoảng 175 tàu.

Liên quan đến tác động của đánh bắt IUU, các chuyên gia mà InSight Crime và CLALS nói rằng có nhiều cách để đối đầu với tội phạm, chẳng hạn như tăng cường khả năng của lực lượng an ninh để ngăn chặn các quốc gia có hành vi xấu và tạo ra các chương trình cho ngư dân không còn có thể kiếm sống từ biển.

Ông Schvartzman cho biết, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhưng đã ghi nhận nhiều tiến bộ vì công chúng đã nhận thức được vấn đề. Xã hội biết rằng vấn đề này là nghiêm trọng, rằng có những quốc gia hợp tác với những đội tàu này, có những cảng cung cấp cho họ, họ biết những chuyển động của các đội tàu này. Do đó, sự minh bạch là một phần của giải pháp.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục