Những tiến bộ trong chống khai thác IUU

(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) gây ra thiệt hại khoảng 26 triệu tấn cá mỗi năm.

Sau gần 20 năm đàm phán, vào đầu tháng 3/2023, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để bảo vệ các đại dương trên thế giới. Hiệp ước Đại dương Toàn cầu nhằm mục đích bảo vệ 30% các đại dương vào năm 2030. Hiệp ước sẽ bảo vệ các vùng biển không nằm trong vùng nước gần đảo, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và vùng nước nội địa của các quốc gia. Hiệp ước sẽ bao phủ gần 2/3 đại dương bên ngoài biên giới quốc gia và sẽ cung cấp khung pháp lý để thiết lập các khu bảo tồn biển rộng lớn nhằm bảo tồn đời sống động vật, thực vật và hệ sinh thái.

Chú thích ảnh

Vào đầu tháng 3/2023, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để bảo vệ các đại dương trên thế giới

Vào tháng 10/2022, Nhóm Công tác Liên ngành về Khai thác IUU của Mỹ đã công bố chiến lược 5 năm để chống khai thác IUU, tập trung vào việc thúc đẩy an ninh hàng hải và thực thi các quy định. Nhóm công tác đã tham gia với các quốc gia ưu tiên, bao gồm Ecuador, Panama, Senegal, Đài Loan và Việt Nam. Ecuador là quốc gia từng nhận “thẻ vàng IUU” từ Liên minh châu Âu. Nhờ những nỗ lực trong tăng cường truy xuất nguồn gốc thuỷ sản và chống đánh bắt IUU mà Ecuador có thể sẽ nhận được “thẻ xanh” trong thời gian tới. 

Hội nghị quốc tế Our Oceans, được tổ chức tại Panama vào tháng 3/2023 là bằng chứng những tiến bộ trong chống khai thác IUU. Tại sự kiện này, chính quyền và đại biểu đến từ hơn 190 quốc gia đã thông qua 341 cam kết bảo vệ đại dương.

Thuỳ Linh (Theo DialogoAmericas)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục