Công văn số 94/2017/CV-VASEP: Góp ý Dự thảo quyết định về việc kiểm tra, chứng nhận an toàn dịch bệnh, ATTP đối với tôm xuất khẩu sang thị trường Úc

94/2017/CV-VASEP
14/07/2017
VASEP
Ngày 14/7/2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có Công văn số 94/2017/CV-VASEP gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản v.v Góp ý Dự thảo quyết định về việc kiểm tra, chứng nhận an toàn dịch bệnh, ATTP đối với tôm xuất khẩu sang thị trường Úc

Phúc đáp công văn số 1159/QLCL-CL1 ngày 07/7/2017 của Cục NAFIQAD về việc kiểm tra, chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm đối với tôm xuất khẩu sang thị trường Úc, Hiệp hội xin có ý kiến như sau:

1. Đối tượng sản phẩm áp dụng của Quyết định này là tôm và sản phẩm tôm chưa nấu chín, có hay không có tẩm ướp theo quy định của Chính Phủ Úc. Sản phẩm bao bột dù chưa nấu chín không thuộc phạm vi áp dụng của Quyết định này.

2. Đối với nội dung: ”Tôm nguyên liệu nuôi tại Việt Nam phải có nguồn gốc từ các cơ sở nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh”. Hiện nay, Việt Nam chưa công bố danh sách các cơ sở nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh nên để thực hiện được điều này, Hiệp hội đề nghị Bộ NN&PTNT sớm công bố danh sách các vùng nuôi/cơ sở nuôi có chứng nhận an toàn dịch bệnh kèm với quyết định này.

Đối với nội dung ”Trong trường hợp tôm nguyên liệu không xuất phát từ các cơ sở nuôi này, doanh nghiệp chủ động có kế hoạch lấy mẫu gửi phòng thứ nghiệm được chỉ định để xét nghiệm đốm trắng, đầu vàng”. Và nội dung ”Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ kết quả tự kiểm soát bệnh đối với nguyên liệu và liên hệ để được cơ quan thú y lấy mẫu, xét nghiệm...”. Do các doanh nghiệp ở cách xa các phòng kiểm nghiệm được chỉ định tại các thành phố lớn, nên việc doanh nghiệp gửi mẫu nguyên liệu trong các đợt tiếp nhận và các kỳ thu hoạch phải mất nhiều thời gian và tốn kém trong khi nhiều Doanh nghiệp đã có phòng lab tại chỗ đủ năng lực để phát hiện virus bệnh đầu vàng, đốm trắng theo phương pháp chuẩn. Hơn nữa việc tự kiểm tại chỗ của Doanh nghiệp mới phù hợp với quy trình thu mua, thu hoạch tôm nguyên liệu đồng thới có tác dụng chọn lựa từng lô nguyên liệu cho chế biến. Vì vậy, Hiệp hội đề nghị không quy định bắt buộc phải là kết quả của phòng thử nghiệm được chỉ định trong thủ tục cung cấp kết quả kiểm soát nguyên liệu khi đăng ký kiểm nghiệm với cơ quan thú y. Đề nghị chỉ quy định Doanh nghiệp liên hệ để được cơ quan Thú Y xét nghiệm các bệnh trên thành phẩm trước khi xuất khẩu và nếu đạt yêu cầu sẽ được Nafiqad cấp chứng thư xuất khẩu.

Đỗ Hương


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
2538/CNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2538/CNN-CCPT: cập nhật Danh sách thị trường yêu cầu thẩm định, cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu đối với thị trường Moldova
708/CCPT-ATTP 15/04/2024 Công văn Công văn số 708/CCPT-ATTP: mẫu chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Vương quốc Anh.
48/CV-VASEP 16/04/2024 Công văn Công văn 48/CV-VASEP: Báo cáo, đề xuất việc tham vấn & kiến nghị với CQTQ Nhật Bản về bất cập trong ngưỡng chấp nhận chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline áp dụng trong kiểm soát thủy sản NK vào Nhật Bản
43/CV-VASEP 08/04/2024 Công văn Công văn 43/CV-VASEP: kiến nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc liên quan đến H/C của nguyên liệu thủy sản NK từ New Zealand để chế biến xuất khẩu đi EU
47/CV-VASEP 15/04/2024 Công văn Công văn 47/CV-VASEP: Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
44/CV-VASEP 08/04/2024 Công văn Công văn 44/CV-VASEP: báo cáo tình hình SX XK thủy sản và các vướng mắc, khó khăn, kiến nghị giải pháp tháo gỡ của DN thủy sản
2555/BNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2555/BNN-CCPT: Thực hiện công tác ATTP và chống khai thác IUU đối với tàu cá
37/CV-VASEP 25/03/2024 Công văn Công văn 37/CV-VASEP: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật