Công văn số 71/2017/CV-VASEP:kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ

71/2017/CV-VASEP
06/06/2017
VASEP
Ngày 06/6/2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có Công văn số 71/2017/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản v.v kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ

Trong 5 tháng đầu năm 2017, XK cá ngừ của Việt Nam đạt 216 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, XK cá ngừ chế biến đóng hộp tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước, XK cá ngừ đông lạnh tăng 11%. XK cá ngừ tiếp tục phục hồi nhờ sự tăng trưởng XK sang các thị trường chính truyền thống như Hoa Kỳ và EU. Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 79 thị trường trên thế giới, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau Hội nghị Quý 1/2017 Câu lạc bộ các DN cá Ngừ VASEP ngày 1/4/2017, Hiệp hội báo cáo và đề nghị Tổng cục Thủy sản 3 nội dung sau để tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng XK cá ngừ trong thời gian tới, góp phần chung vào tăng kim ngạch XK thủy sản của cả nước:

1) Nghề lưới vây của Việt Nam có ưu điểm là không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá, đáp ứng yêu cầu đánh bắt trong tương lai, qua thương mại và nhu cầu tiêu thụ trên thế giới, Hiệp hội nhận thấy rõ ràng đây là một lợi thế của Việt Nam cần được đẩy lên thành thế mạnh.

Kiến nghị: Tổng cục Thủy sản xem xét sớm công bố nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ.

2) Hạn ngạch (quota) dành cho xuất khẩu cá ngừ vào EU của Hiệp định thương mại tự do EVFTA (sắp có hiệu lực): hiện chưa có quy định hay hướng dẫn về con số quota cụ thể cũng như quy trình cụ thể cho việc cấp hạn ngạch, trong khi EVFTA chuẩn bị có hiệu lực.

Kiến nghị: Tổng cục Thủy sản và Bộ NNPTNT có ý kiến với Bộ Công Thương để thúc đẩy và sớm thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch.

3) Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu cá ngừ VN vào Nhật Bản:

Nhật Bản là một trong 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang đây đã tăng từ 12,6 triệu USD lên gần 54 triệu USD từ năm 2006 đến năm 2012.

Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục giảm. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang bị áp thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cá ngừ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan và Philippines, nên không thể cạnh tranh được với các nước này.

Trong Quý 1/2017, Hiệp hội cũng đã có văn bản báo cáo & kiến nghị với Bộ Công Thương và đã được Bộ Công Thương ghi nhận. Hiệp hội xin được báo cáo và kiến nghị với Tổng cục và Bộ NN&PTNT nắm tình hình và có ý kiến thêm với Bộ Công Thương để xem xét ưu tiên rà soát lại nội dung này với Nhật Bản (trong tháng 6-7/2017) nhằm đưa mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam được về 0% như Thái Lan và Philippine.

Đỗ Hương


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
78/CV-VASEP 13/06/2024 Công văn Công văn 78/CV-VASEP: Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động Quý II và Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm Quý III, IV năm 2024
3263/BTNMT-TNN 23/05/2024 Công văn Công văn 3263/BTNMT-TNN: triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2023
72/CV-VASEP 21/05/2024 Công văn Công văn 72/CV-VASEP: Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
70/CV-VASEP 20/05/2024 Công văn Công văn 70/CV-VASEP: xem xét giải quyết nội dung báo cáo-kiến nghị theo CV 43/CV-VASEP ngày 08/4/2024 của VASEP v/v tháo gỡ vướng mắc liên quan đến H/C của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến XK vào EU
381/KN-VP 17/05/2024 Công văn Công văn 381/KN-VP: thông báo địa chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính liên quan thuộc thẩm quyền của Cục Kiểm ngư
62/CV-VASEP 14/05/2024 Công văn Công văn 62/CV-VASEP: đề xuất giải pháp hoàn thiện thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư kinh doanh
54/CV-VASEP 13/05/2024 Công văn Công văn 54/CV-VASEP: Báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại NĐ 37/2024/NĐ-CP, NĐ 38/2024/NĐ-CP và một số quy định hiện hành liên quan
2538/CNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2538/CNN-CCPT: cập nhật Danh sách thị trường yêu cầu thẩm định, cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu đối với thị trường Moldova