Công văn số 41/2012/CV-VASEP: Báo cáo KQ CBXK thủy sản 3 tháng đầu năm 2012 và kiến nghị tháo gỡ biện pháp kiểm soát cấp H/C hàng thủy sản vào Nhật bản và Canada

41/2012/CV-VASEP
12/04/2012
12/04/2012 4:59:09 CH
VASEP
Ngày 12/04/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn 41/2012/CV-VASEP gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát - Bộ Nông nghiệp & PTNT v/v Báo cáo KQ CBXK thủy sản 3 tháng đầu năm 2012 và kiến nghị tháo gỡ biện pháp kiểm soát cấp H/C hàng thủy sản vào Nhật bản và Canada.

Ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực chế biến XK thủy sản nói riêng đã được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu Nông - Lâm - Ngư nghiệp, và được Bộ trưởng đưa vào trọng tâm tái cơ cấu ngành từ năm 2012 để gia tăng tăng trưởng giá trị và lợi thế cạnh tranh. Một trong 3 hoạt động chính của tái cơ cấu là cải cách thể chế chính sách để hỗ trợ hơn nữa, phù hợp với Luật cũng như thông lệ quốc tế.

Bước sang năm 2012, cộng đồng DN chế biến XK thủy sản nhận thức rõ được các khó khăn của năm nay khi vốn bị thắt chặt, hàng loạt chi phí đầu vào đều tiếp tục tăng 10-35% so với 2011 (điện, nước, lương, nguyên liệu thủy sản, chi phí kiểm nghiệm, xăng dầu, bao bì ....) và xuất hiện thêm các chi phí mới (thuế bảo vệ môi trường cho túi ny-long ...). Trong khi đó, các mặt hàng đều có sự gia tăng cạnh tranh của các nước XK thủy sản trong bối cảnh thị trường nhập khẩu có dấu hiệu co hẹp các đơn hàng. Hiệp hội và các DN đang hơn lúc nào hết thực hiện hết mình các biện pháp duy trì và liên kết để khắc phục khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Trong tình hình đó, Hiệp hội VASEP và các DN thành viên đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Bộ trưởng tại buổi gặp mặt đầu năm của Bộ trưởng với các DN CBXK thủy sản ngày 20/02/2012 tại Tp. Hồ Chí Minh. Đó là sự động viên rất lớn cho Hiệp hội và các doanh nghiệp mà trước hết là chỉ đạo của Bộ trưởng về cách tiếp cận mới trong chính sách kiểm soát ATTP hàng thủy sản xuất khẩu.
Ba tháng đầu năm 2012, tổng giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước đạt 1,26 tỷ USD tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng có mức tăng trưởng lớn phải kể đến: tôm chân trắng (+57,5%), các ngừ chế biến mã HS16 (+41,4%), mực-bạch tuộc (27%). Mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2012, ngoài những thách thức về sự thiếu hụt nguyên liệu do dịch bệnh mà còn đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh trên thị trường khi hiện nay Ấn Độ đang đầy mạnh cung cấp tôm thẻ chân trắng ra thị trường với giá hết sức cạnh tranh. Dự báo trong tháng 4 và tháng 5 tới giá tôm xuất khẩu Việt Nam sẽ còn biến động mạnh. Phải cạnh tranh trong tình hình khó khăn về nguồn vốn, chi phí tăng cao thực sự là một sức ép rất lớn với các Doanh nghiệp thủy sản.
Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh hết sức khó khăn của năm nay, Hiệp Hội kiến nghị cần sớm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng tại hội nghị với DN thủy sản ngày 20/2/2012 về cách tiếp cận quản lý chất lượng ATTP theo chuỗi, theo hệ thống, phù hợp với Luật ATTP và thông lệ quốc tế. Thêm vào đó, với việc ban hành Thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/1/2012 và có hiệu lực bắt đầu từ đầu tháng 3/2012 đã có kết quả rõ rệt trong việc kiểm soát khánh sinh, đặc biệt là kháng sinh Enrofloxacin. Cả tháng 3/2012 chỉ có 1 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo Enrofloxacin tại Nhật Bản.
Trong khi chờ các Cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT trình các phương án theo chỉ đạo của Bộ trưởng về các kiến nghị của VASEP, Hiệp hội đề nghị Bộ trưởng xem xét và cho phép bãi bỏ quy định kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng và cấp Chứng thư (Health Certificate) xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản và Canada (Quyết định số 2654/QĐ-BNN-QLCL ngày 31/10/2011). Trong tình hình quá khó khăn về vốn hiện nay, việc bãi bỏ thủ tục này sẽ giúp các Doanh Nghiệp quay nhanh đồng vốn, tránh tồn kho với lãi suất cao, giảm chi phí để có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thủy sản thế giới.

Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
1338/CCPT-ATTP 15/07/2024 Công văn Công văn 1338/CCPT-ATTP: nguyên liệu thuỷ sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến xuất khẩu vào EU
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 02/07/2024 Công văn Văn bản của 05 Hiệp hội doanh nghiệp: Sửa đổi và tiến độ sửa đổi một số nội dung thuộc Nghị định 09/2016/NĐ-CP theo quyết nghị tại NQ 19/2018/NQ-CP của Chính phủ và một số văn bản chỉ đạo điều hành có liên quan
78/CV-VASEP 13/06/2024 Công văn Công văn 78/CV-VASEP: Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động Quý II và Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm Quý III, IV năm 2024
3263/BTNMT-TNN 23/05/2024 Công văn Công văn 3263/BTNMT-TNN: triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2023
72/CV-VASEP 21/05/2024 Công văn Công văn 72/CV-VASEP: Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
70/CV-VASEP 20/05/2024 Công văn Công văn 70/CV-VASEP: xem xét giải quyết nội dung báo cáo-kiến nghị theo CV 43/CV-VASEP ngày 08/4/2024 của VASEP v/v tháo gỡ vướng mắc liên quan đến H/C của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến XK vào EU
381/KN-VP 17/05/2024 Công văn Công văn 381/KN-VP: thông báo địa chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính liên quan thuộc thẩm quyền của Cục Kiểm ngư
62/CV-VASEP 14/05/2024 Công văn Công văn 62/CV-VASEP: đề xuất giải pháp hoàn thiện thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư kinh doanh