Ngành thủy sản không chỉ gắn liền với lực lượng đông đảo lao động nông – ngư dân và công nhân, mà đã được Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, với kim ngạch xuất khẩu 7 - 8 tỷ USD/năm trong thời gian hiện tại, tăng trưởng trung bình 8 -10%/năm.
Theo dự kiến, trong tháng 7/2016, Hội đồng tiền lương Quốc gia tiếp tục nhóm họp để thống nhất quy định phương án tăng lương tối thiểu (LTT) trong năm 2017. Đây là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay.Trên cơ sở Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP của Chính phủ, sau khi lấy ý kiến từ các DN thành viên, căn cứ vào tình hình sản xuất-kinh doanh và bối cảnh kinh tế, xã hội thực tế hiện nay của Việt Nam, Hiệp hội VASEP xin có một số báo cáo và kiến nghị cụ thể về việc tăng lương tối thiểu (LTT) trong năm 2017 như sau:
I. Về tác động của việc tăng LTT đối với lương và phúc lợi của người lao động.
II. Điều kiện kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực:
III. Tương quan giữa tốc độ tăng Năng suất Lao động (NSLĐ) và tăng tiền lương
IV. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Với các cơ sở nêu trên, Hiệp hội VASEP trân trọng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng tiền lương Quốc gia và Bộ LĐ-TB và XH:
1. Giữ nguyên mức LTT như năm 2016, không tăng LTT trong năm 2017.
2. Giãn thời gian tăng LTT từ 1 năm/lần lên 2-3 năm/lần vì mỗi lần tăng LTT, bên cạnh việc tăng chi phí, các DN còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho người lao động, gây tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí cho DN.
3. Không lấy LTT làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương và đóng BH, kinh phí Công đoàn. DN có trách nhiệm trả lương cho người lao đông không thấp hơn LTT do Nhà nước quy định nhưng có quyền lựa chọn kết cấu tiền lương để khuyến khích người lao động nhằm nâng cao NSLĐ và hiệu quả công việc.
Đỗ Hương