Công văn 2417/QLCL-CL1 gửi Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật

2417/QLCL-CL1
16/12/2010
Bộ NN&PTNN

Cụ thể trong thời gian qua Bộ NN & PTNT đã ban hành các văn bản pháp lý cần thiết và chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng hóa chất thuốc thú y (đặc biệt là Trifluralin) trong nuôi trồng thủy sản gồm: Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT bổ sung Trifluralin vào danh mục hóa chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản Thông tư số 64/2010/TT-BNNPTNT loại bỏ 44 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có chứa Trifluralin ra khỏi Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam Chỉ thị số 3632/CT-BNN-TCTS về việc tăng cường kiểm soát hoạt chất Trifluralin sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và Quyết định 2985/QĐ-BNN-QLCL về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát dư lượng Trifluralin đối với các lô hàng tôm nuôi và cá tra basa XK vào Nhật Bản.

Đối với các lô hàng bị phía Nhật Bản cảnh báo NAFIQAD đã có văn bản thông báo và yêu cầu các DN điều tra nguyên nhân thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp đồng thời áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường đối với lô hàng thủy sản của các DN này khi XK vào Nhật Bản theo quy định của Bộ NN& PTNT. Bên cạnh đó NAFIQAD cũng đã yêu cầu các Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc NAFIQAD phối hợp với các cơ quan quản lý thủy sản địa phương thực hiện kiểm tra tăng cường các cơ sở vùng nuôi và đại lý cung cấp nguyên liệu thủy sản bị phát hiện Trifluralin.

Ngoài ra Nafiqad đề nghị Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản xem xét và cung cấp các cơ sở khoa học hoặc các kết quả đánh giá nguy cơ mà phía Nhật Bản đã thực hiện để đưa ra mức giới hạn tối đa Trifluralin đối với các sản phẩm thủy sản là 0 001 ppm theo quy định tạm thời (Provisional MRLs List) vì quy định này chưa có đầy đủ cơ sở khoa học (hiện nay Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế - CODEX chưa quy định giới hạn tối đa cho phép Trifluralin trong sản phẩm thủy sản). Mặt khác mức giới hạn này là rất thấp so với quy định của nhiều quốc gia khác (ví dụ: EU quy định mức giới hạn Trifluralin trong sản phẩm thủy sản mặc định là 0 01 ppm).

 

 

 
 


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
8369/VPCP-NN 14/11/2024 Công văn Công văn 8369/VPCP-NN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
12433/BTC-TC 14/11/2024 Công văn Công văn 12433/BTC-TCT: xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính
127/CV-VASEP 15/11/2024 Công văn Công văn 127/CV-VASEP: thông tin về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, TTHC thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
124/CV-VASEP 14/11/2024 Công văn Công văn 124/CV-VASEP: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 11/11/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: về việc phản hồi văn bản số 520/CLCSYT-XHHYT&DS của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
8293/BNN-KN 05/11/2024 Công văn Công văn 8293/BNN-KN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 05/11/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: kiến nghị sửa đổi một số nội dung thuộc Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 09/2016/NĐ-CP
5302/TCHQ-GSQL 30/10/2024 Công văn Công văn 5302/TCHQ-GSQL: ghi nhãn hàng hoá xuất khẩu