Luật an toàn thực phẩm

55/2010/QH12
17/06/2010
01/07/2011
Quốc hội

Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm sản xuất kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu xuất khẩu thực phẩm quảng cáo ghi nhãn thực phẩm kiểm nghiệm thực phẩm phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm phòng ngừa ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Văn bản này cũng nêu rõ việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Đối với các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6 được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật…

Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.