Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT: Quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

52/2011/TT-BNNPTNT
28/07/2011
10/09/2011
Các Bộ khác
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi (bao gồm tôm giống và tôm nuôi thương phẩm) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan quản lý có liên quan trên phạm vi cả nước.

Một số bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt và lây lan trên diện rộng ở tôm nuôi

1. Bệnh đốm trắng (White Spot Disease - WSD) Đây là bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi .

a) Tên gọi khác: Penaeid Acute Viremia (PAV);

b) Tác nhân gây bệnh: White Spot Syndrome Virus (WSSV);

c) Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác ở mọi giai đoạn sinh trưởng;

d) Phân bố, mùa vụ, lan truyền:

Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó lan nhanh sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993.

Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa đầu mùa khô, khi tôm nuôi được khoảng 45-60 ngày tuổi.

Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc;

đ) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có màu hồng đến hồng đỏ, xuất hiện những đốm màu trắng có đường kính từ 0,5-3 mm ở mặt trong lớp vỏ kitin vùng đầu ngực và đốt bụng thứ 5, 6 sau đó lan ra toàn thân. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3-5 ngày.

2. Bệnh đầu vàng (Yellowhead Disease - YHD)

a) Tác nhân gây bệnh: Yellowhead complex virus (YHCV);

b) Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei);

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu những năm 1990 sau đó lan ra các nước khu vực Đông Nam Á như Philipine, Indonesia, Trung Quốc. Bệnh đầu vàng lan truyền theo đường truyền ngang;

d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều một cách khác thường, sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần trong vòng 2-4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%;

3. Hội chứng Taura (Taura Syndrome – TS)

a) Tác nhân gây bệnh: Taura Syndrome Virus (TSV);

b) Loài cảm nhiễm: tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở giai đoạn 14-40 ngày tuổi;

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Ecuador năm 1991 trên tôm chân trắng và nhanh chóng lây lan sang các nước ở khu vực Châu Mỹ La tinh như: Hawaii, Colombia, Peru… và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan…Ở Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về dịch bệnh này.

Hội chứng Taura có thể lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc;

d) Đặc điểm bệnh lý:

Thể cấp tính: đuôi tôm phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Tỷ lệ chết từ 40-90% trong vòng 5-20 ngày. 

Giai đoạn chuyển tiếp: xuất hiện các đốm đen trên biểu bì, phồng đuôi và chuyển màu đỏ (người ta thường gọi là bệnh đỏ đuôi). 

Nếu bệnh chuyển sang thể mạn tính xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin.

 


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
25/2024/TT-BTC 23/04/2024 08/06/2024 Thông tư Thông tư 25/2024/TT-BTC: Bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam
12/2024/TT-BGTVT 15/05/2024 01/07/2024 Thông tư Thông tư 12/2024/TT-BGTVT: quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam
06/2024/TT-BNNPTNT 06/05/2024 Thông tư Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá
02/2024/TT-BKHCN 28/04/2024 01/06/2024 Thông tư Thông tư 02/2024/TT-BKHCN: quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
02/2024/TT-BKHCN 28/03/2024 01/06/2024 Thông tư Thông tư 02/2024/TT-BKHCN: quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
01/2024/TT-BNNPTNT 02/02/2024 11/03/2024 Thông tư Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT: bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ NN&PTNT và danh mục hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NN&PTNT
01/2024/TT-BNNPTNT 02/02/2024 20/03/2024 Thông tư Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT: bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ NN&PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NN&PTNT.
01/2024/TT-BCT 15/01/2024 01/03/2024 Thông tư Thông tư 01/2024/TT-BCT: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2016/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu