Theo đó, thông số quan trắc môi trường nuôi thủy sản tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi thành các nhóm: Nhóm I (thông số môi trường thông thường); Nhóm II (thông số hữu cơ và dinh dưỡng); Nhóm III (thông số vi sinh); Nhóm III (thông số vi sinh); Nhóm IV (thực vật phù du); Nhóm V (thuốc bảo vệ thực vật); Nhóm VI (kim loại nặng); Nhóm khác (các chất hữu cơ gây ô nhiễm).
Cụ thể các nhóm thông số quan trắc môi trường như sau:
(i) Nhóm I (thông số môi trường thông thường): PH, nhiệt độ, độ mặn/độ dẫn điện, độ kiềm, độ trong, TSS (chất rắn lơ lửng);
(ii) Nhóm II (thông số hữu cơ và dinh dưỡng): DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4, SO42-, S2-/H2S;
(iii) Nhóm III (thông số vi sinh): Coliform, E.coli, Vibrio spp., Aeromonas spp. và các tác nhân khác gây bệnh ở động vật thủy sản nuôi;
(iv) Nhóm IV (thực vật phù du): Tảo, tảo độc hại, chlorophyll a;
(v) Nhóm V (thuốc bảo vệ thực vật): Nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm cúc tổng hợp, nhóm neonicotinoid, nhóm avermectin, thuốc trừ cỏ và tổng độ phóng xạ a, b;
(vi) Nhóm VI (kim loại nặng): Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr3+, Cr6+, Ni, Mn, Al và Fe tổng số (Fets);
(vii) Nhóm khác (các chất hữu cơ gây ô nhiễm): Chất hoạt động bề mặt, dầu, mỡ, phenol, CN.
Xem chi tiết tại Thông tư 12/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2024.
Đối với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, quan trắc môi trường, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Thông tư 12/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành, tiếp tục triển khai theo chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt.