2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nuôi thương phẩm cá tra thâm canh tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nuôi thương phẩm cá tra quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này.
3. Cơ sở nuôi thương phẩm cá tra tuân thủ các quy định chung trong Thông tư này và khi kiểm tra theo quy trình GAP (SQF, VietGAqP, GlobalGAP, ...) sẽ được cơ quan có chức năng cấp chứng nhận nuôi cá tra đạt cấp độ tương ứng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở nuôi cá tra thâm canh (sau đây gọi là cơ sở nuôi cá tra) là nơi diễn ra hoạt động nuôi cá tra thâm canh do cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ.
2. Vùng nuôi cá tra thâm canh (sau đây gọi là vùng nuôi cá tra) là khu vực có một hoặc nhiều cơ sở nuôi cá tra thâm canh với diện tích nuôi tối thiểu 30 ha, sử dụng chung nguồn nước cấp.
3. Nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là hình thức nuôi cá tra có điều kiện, đáp ứng tiêu chuẩn tại Chương II của Thông tư này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ, VÙNG NUÔI
Điều 3. Điều kiện chung
1. Cơ sở, vùng nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch; tuân thủ theo các quy định về nuôi cá tra của địa phương. Đối với những cơ sở nhỏ lẻ nằm ngoài vùng quy hoạch và trước khi thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ sở nuôi cá tra phải tuân thủ theo quy định về quản lý giám sát của địa phương.
2. Cơ sở nuôi cá tra phải được đánh số và đăng ký cơ sở nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Chất lượng nguồn nước cấp phải đảm bảo theo quy định tại phụ lục 1 của Thông tư này.