Đối với tàu cá không thuộc diện phải đăng kiểm, khi hoạt động, tối thiểu phải có các trang thiết bị an toàn : đèn tín hiệu, phao cứu sinh, chóng đắm, chống thủng, phòng cháy, chữa cháy.
b) Đảm bảo tàu cá hoạt động trong vùng biển và thời hạn được ghi trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.
c) Đảm bảo trên tàu cá khi hoạt động có đủ số lượng thuyền viên đăng ký trong sổ danh bạ thuyền viên và không được vượt quá số người ghi trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.
d) Yêu cầu thuyền trưởng, người lái tàu cá điều động tàu ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc gọi tàu về nơi tránh, trú bão an toàn ngay khi nhận được thông tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển tàu đang hoạt động.
2. Thuyền trưởng và người lái tàu cá có trách nhiệm :
a) Trước khi rời bến kiểm tra các loại giấy tờ của tàu cá và thuyền viên, bao gồm :
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá;
- Giấy phép khai thác thuỷ sản;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với tàu cá theo quy định phải có);
- Sổ danh bạ thuyền viên (đối với tàu cá theo quy định phải có);
- Các văn bằng, chứng chỉ về thuyền viên và giấy tờ tuỳ thân.
b) Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới, phải liên lạc thường xuyên và thông báo về vị trí của tàu, số người trên tàu với Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý nhà nước về thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Sở), Bộ đội Biên phòng, đài thông tin duyên hải nơi xuất phát và nơi gần nhất.
c) Cho tàu cá hoạt động trong vùng biển và trong thời hạn được ghi trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.
d) Khi tàu gặp nạn phải tổ chức khắc phục, trường hợp có nguy cơ đe doạ đến an toàn của tàu và thuyền viên phải kịp thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn, cơ quan đăng ký tàu cá.
đ) Trường hợp bất khả kháng, phải dỡ bỏ các thiết bị, vật dụng có ảnh hưởng đến an toàn của tàu cá, để kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn.