Đối tượng áp dụng trợ cấp khó khăn theo hướng dẫn tại Thông tư này là người lao động có tên trong danh sách lao động của DN tại thời điểm 30/3/2011 và có thu nhập từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống (đã trừ đi các khoản tiền thưởng từ lợi nhuận sau thuế, tiền ăn ca, tiền chế độ bồi dưỡng nghề độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại nguy hiểm).
Theo đó, các DN căn cứ vào nguồn Quỹ tài chính hợp pháp và khả năng tài chính để quyết định mức trợ cấp khó khăn cụ thể cho người lao động nhưng tối thiểu là 250.000 đồng/người. Số tiền trợ cấp khó khăn cho người lao động được loại trừ không dùng để tính nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
Căn cứ mức trợ cấp và danh sách người lao động được hưởng trợ cấp đã được phê duyệt, các DN chủ động thực hiện chi trợ cấp khó khăn cho người lao động 1 lần trong năm 2011.
Sau khi đã sử dụng các nguồn Quỹ tài chính hợp pháp để chi trợ cấp còn thiếu hoặc DN không có nguồn Quỹ tài chính hợp pháp để đảm bảo mức chi nêu trên, DN được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN số tiền tối đa là 250.000 đồng/người để chi trợ cấp khó khăn chưa có nguồn bù đắp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2011.
Nội dung chi tiết xin xem file đính kèm.
Thông tư 92