Theo đó, hành vi liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, tạo ra mức giá mới trên thị trường được coi là thao túng giá chứng khoán và bị xử phạt từ 200 - 300 triệu đồng.
Một số hành vi khác cũng bị coi là thao túng giá chứng khoán như: Thông đồng với nhau đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu; liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường…
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Trong thời hiệu quy định mà tổ chức, cá nhân vi phạm lại thực hiện vi phạm mới trong lĩnh vực chứng khoán hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/05/2011, bãi bỏ Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 08/08/2007 của Bộ Tài chính.
Nội dung chi tiết xin xem file đính kèm.
Thông tư 37