Thông tư cũng quy định 5 nguyên tắc thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ. Trong đó có một số quy định như: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư, khi hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành được tạm ứng, thanh toán 70% mức hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm thu thì được thanh toán 30% mức vốn còn lại.
Đối với khoản hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường được tạm ứng tối đa 70% mức vốn hỗ trợ ngay sau khi doanh nghiệp ký hợp đồng và chuyển tiền cho bên thực hiện hợp đồng; sau khi được nghiệm thu sẽ thanh toán 30% mức vốn còn lại hoặc thu hồi tạm ứng (nếu có)....
Thông tư cho biết, thời điểm lập dự toán nguồn kính phí hỗ trợ của Nhà nước là: Hàng năm vào thời điểm lập dự toán thu, chi ngân sách. Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, Doanh nghiệp có dự án hỗ trợ kinh phí của nhà nước lập kế hoạch gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi đến Sở Tài chính.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch kinh phí hỗ trợ của các doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
UBND tỉnh báo cáo thực hiện các khoản kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ chậm nhất trước ngày 31/3 hằng năm.
Thông tư số 30/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/4/2015 và thay thế Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 của Bộ Tài chính.