Thông tư 14/2015/TT-BTC: Phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu

14/2015/TT-BTC
30/01/2015
16/03/2015
Bộ Tài chính
Ngày 30/01/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 14/2015/TT-BTC. Theo đó, Thông tư quy định, trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.

 Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.

Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng chính sách quản lý hàng hóa trên cơ sở thực hiện quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ áp dụng tại Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng mức thuế đối với một mặt hàng trên cơ sở thực hiện quy định tại các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai và điều kiện, thủ tục, hồ sơ để được áp dụng mức thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với một số trường hợp đặc biệt việc phân loại, áp dụng mức thuế được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại Thông tư này nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau: Chú giải chi tiết Danh mục HS; Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; Chú giải bổ sung Danh mục AHTN; Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thông tư cũng quy định về mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại như sau: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015. Việc lấy mẫu thực hiện theo phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 05/PYCPT/2015 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này). Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.

Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hànhThông báo kết quả phân loại hàng hóa.

Thông tư này bãi bỏ các quy định sau:

Thông tư 49/2010/TT-BTC về hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu.

-  Điều 17 và 97 của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu.

Công văn 1280/BTC-TCHQ hướng dẫn trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị nguyên chiếc.

Trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đăng ký đã được lấy mẫu để phân tích, giám định nhưng đến ngày Thông tư này có hiệu lực chưa có kết quả phân tích, giám định thì thực hiện theo quy định của văn bản liên quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/3/2015.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
12/2024/TT-BNNPTNT 01/11/2024 Thông tư Thông tư 12/2024/TT-BNNPTNT: sửa đổi Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
46/2024/TT-NHNN 30/09/2024 20/11/2024 Thông tư Thông tư 46/2024/TT-NHNN: quy định việc áp dụng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNN), cá nhân tại TCTD, NHNN
15/2024/TT-BYT 19/09/2024 02/11/2024 Thông tư Thông tư 15/2024/TT-BYT: ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia TP và dụng cụ chứa đựng TP, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với TP
25/2024/TT-BTC 23/04/2024 08/06/2024 Thông tư Thông tư 25/2024/TT-BTC: Bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam
12/2024/TT-BGTVT 15/05/2024 01/07/2024 Thông tư Thông tư 12/2024/TT-BGTVT: quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam
06/2024/TT-BNNPTNT 06/05/2024 Thông tư Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá
02/2024/TT-BKHCN 28/04/2024 01/06/2024 Thông tư Thông tư 02/2024/TT-BKHCN: quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
02/2024/TT-BKHCN 28/03/2024 01/06/2024 Thông tư Thông tư 02/2024/TT-BKHCN: quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa