Cụ thể, với các loại nuôi nước mặn, nước lợ có nhóm thứ nhất là các loại cá. Nhóm này gồm một số loài như cá Bống bớp, cá Bơn vỉ, các Cam, Chẽm, Chim trắng, cá Hồng, cá Mú, cá Ngựa…
Thứ hai là các loài giáp xác, như Cua biển, cua xanh, ghẹ xanh, tôm he, tôm hùm, các loài giáp xác làm thức ăn cho thuỷ sản…
Các loài nhuyễn thể được NK làm thực phẩm gồm: Bào ngư, điệp, hầu, ngán, nghêu, ốc hương, trai ngọc, tu hài, vẹm xanh...
Các loài động vật thuộc các ngành da gai, giun đốt như cầu gai, hải sâm, sá sùng…
Rong, tảo biển cũng thuộc nhóm được NK làm thực phẩm, gồm: Rong câu Bành mai, rong râu chỉ vàng, rong mơ, rong sụn, các loài tảo làm thức ăn cho ấu trùng cá, nhuyễn thể, giáp xác…
Với đối tượng nuôi nước ngọt có các nhóm gồm: Các loài cá nuôi nước ngọt (Anh vũ, ba sa, bông lau, bống kèo, chạch, chày, mùi, sặc, tra, trắm, trê…); các loài giáp xác (cua đồng, tôm càng sông và tôm càng xanh); các loài nhuyễn thể (ốc nhồi, trai cánh mỏng, trai cánh xanh, trai cóc, trai sông); các loài bò sát lưỡng cư (baba gai, baba hoa, baba Nam bộ); các loài lưỡng cư (ếch đồng, ếch Thái Lan).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 29/3/2015.