Hiệp ước Biển cả cần thêm các nước phê chuẩn để có hiệu lực

(vasep.com.vn) Hiệp ước về Đa dạng sinh học ngoài phạm vi quốc gia (BBNJ), còn được gọi là Hiệp ước Biển cả, đang tiến gần hơn đến việc thực thi. Các quốc gia đã họp vào cuối tháng 6/2024 tại Ủy ban trù bị của Liên Hiệp Quốc để thảo luận về các bước tiếp theo.

Chú thích ảnh

Hiệp ước Hiệp ước Biển cả, kết quả của gần 20 năm đàm phán do Liên Hiệp Quốc chủ trì, được thông qua vào tháng 3/2023. Hiệp ước mở cửa phê chuẩn từ tháng 9/2023 và cần ít nhất 60 quốc gia phê chuẩn để có hiệu lực. Hiệp ước sẽ đưa 30% đại dương vào các khu vực bảo tồn biển, tăng cường đầu tư cho bảo tồn và quy định quyền tiếp cận tài nguyên di truyền biển.

Hiện có 90 quốc gia ký kết, nhưng chỉ 7 quốc gia - Palau, Chile, Belize, Seychelles, Monaco, Mauritius, và Liên bang Micronesia - đã phê chuẩn. Cuộc họp cuối tháng 6 năm nay đã tập trung vào các vấn đề chính: tài nguyên di truyền biển, quản lý theo khu vực, đánh giá tác động môi trường, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.

Liên minh Biển (High Seas Alliance), đại diện cho nhiều tổ chức phi chính phủ môi trường, đã bắt đầu đếm ngược kêu gọi phê chuẩn Hiệp ước Biển Treaty vào tháng 6/2025. Giám đốc Liên minh Rebecca Hubbard nhấn mạnh đây là cơ hội lịch sử để bảo vệ sự sống đại dương toàn cầu.

Bài báo trên tạp chí Nature, "Để cứu vùng biển khơi, hãy lập kế hoạch cho biến đổi khí hậu," nhấn mạnh việc tính đến biến đổi khí hậu là yếu tố thiết yếu trong đàm phán Hiệp ước. Bài báo đề xuất ba bước quan trọng: hợp tác quản lý nghề cá, phối hợp kế hoạch bảo tồn trên vùng biển khơi và vùng đặc quyền kinh tế, và chia sẻ, xây dựng năng lực khoa học để mô hình hóa các hệ sinh thái biển.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục